12 năm rời quê hương Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) vào làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) lập nghiệp, chị Quách Thị Tâm cùng chồng là anh Bùi Xuân Mừng luôn chí thú làm ăn. Từ hai bàn tay trắng, đến nay, vợ chồng trẻ người Mường này đã là hộ gia đình khấm khá.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vừa qua, chị Nguyễn Tố Như - Bí thư Chi bộ Khối giảng viên, Quyền Trưởng Khoa Kinh tế và Phó Chủ tịch Công đoàn Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã vinh dự được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen có nhiều đóng góp xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển Phân hiệu.
Gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, khiêm tốn học hỏi để nâng cao năng lực công tác, sống trung thực, giản dị, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... là những phẩm chất tốt đẹp của Thượng úy Trần Anh Tuân - Đội trưởng Đội Kiểm soát hành chính Đồn Biên phòng Mô Rai (huyện Ia H’Drai).
Cá giống Tá Tiến đã trở thành thương hiệu khá nổi tiếng không chỉ ở Kon Tum, mà còn ở vùng Tây Nguyên. Nhờ cá mà ông chủ cơ sở cá giống này từ hai bàn tay trắng đã trở thành tỷ phú với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm.
Nhiều năm liền, ông A Bát-Thôn trưởng Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận. Một trong những việc mà ông A Bát được khen ngợi đó là vận động dân làng di dời, không chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn...
“Không ai làm thì mình làm”, với suy nghĩ đó, bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã mạnh dạn trồng 5ha cà phê, 5 sào điều, 1ha chuối Nam Mỹ, nuôi vài trăm con gà, vịt. Trong năm 2017, bà sẽ tiếp tục phát triển trang trại theo hướng vườn - ao - chuồng.
Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, làm kinh tế giỏi, được dân làng tin yêu là những ưu điểm của A Khuất - cán bộ văn hóa thông tin xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) đồng thời là Bí thư chi bộ thôn Đăk Mút (xã Đăk Mar). Từ khi đảm đương chức vụ cán bộ xã, thôn, A Khuất luôn ý thức phải gương mẫu trong mọi hoạt động để bà con dân làng học hỏi và làm theo.
Không quản nắng mưa, đêm hay ngày, hễ nghe có tin tai nạn giao thông trên đèo Lò Xo là anh bỏ mọi công việc gia đình chạy đến để cứu giúp người bị nạn mà không cần trả ơn. Đó là việc làm mà hơn 7 năm qua, Đinh Văn Hoàng- 30 tuổi, ở làng Măng Khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei vẫn âm thầm làm.
Dù mới được bà con dân làng bầu chọn làm già làng hơn 1 năm nay nhưng danh tiếng của già A Tú ở thôn Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà có sức lan tỏa mạnh mẽ; bởi uy tín và những việc mà ông nỗ lực làm cho cộng đồng được cho bà con dân làng ghi nhận…
Ngày 8/1, tại thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hương - sinh viên lớp K19GDTH (Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum) được Hội Sinh viên Việt Nam trao giải thưởng “Sao tháng Giêng năm 2016” bởi thành tích không chỉ học tập giỏi mà còn tham gia tích cực phong trào Đoàn, Hội.
Ngày 12/1, ông Hồ Sỹ Bảy- Giám đốc Công ty TNHH MTV Mai Linh Kon Tum cho biết, một lái xe của đơn vị vừa có hành động đẹp trả tiền của khách bỏ quên trên xe.
Lời nói đi đôi với việc làm, ông A Pưn – Thôn trưởng Kon Tum Kơ Pâng, phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) gương mẫu đi đầu trong mọi công tác xã hội, phát triển kinh tế gia đình để bà con dân làng tin theo, nghe theo và làm theo. Thôn trưởng A Pưn luôn được bà con dân làng tin yêu, quý mến…
Với phương châm “Giúp dân là giúp mình”, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Công an tỉnh) luôn phục vụ nhân dân với sự tận tình, hòa nhã, ân cần… đem lại sự an tâm, hài lòng của mọi cá nhân, tổ chức khi đến với đơn vị.
Mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi heo quy mô trang trại, gia đình ông Trần Văn Bản ở thôn Ia Kim, xã Đăk Năng (thành phố Kon Tum) đã vươn lên trở thành một trong những hộ được công nhận hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Dù thu nhập chỉ trông chờ vào một cửa hàng tạp hóa nhỏ, một quán phở hay chỉ là tiền tiết kiệm khi về già, nhưng mỗi ngày, họ - những giáo dân có tấm lòng nhân ái đều tiết kiệm, dành thời gian đến tận nơi để trao yêu thương, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Nhờ kiên trì giữ vườn và chăm sóc cẩn thận, sau mấy năm "bĩ cực", khi cây cà phê "hồi giá" và có hướng phát triển ổn định, gia đình ông A Luân đã thu nhập đều đặn mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Không chỉ thoát nghèo, gia đình ông đã có “của dể dành”, trở thành một trong những hộ khá giả nhất làng Giăng Lố 1 (xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi).
Ngày hội đại đoàn kết tháng 11 vừa qua, nhiều gương sáng gia đình văn hóa đã được tuyên dương trong đó có gia đình trẻ Nguyễn Xuân Mậu (xã Văn Lem, huyện Đăk Tô) và gia đình ông A Oan (xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà).
Đến thôn Đăk Rao Nhỏ, xã Pô Kô (huyện Đăk Tô) ai cũng biết ông A Xắt – người làm kinh tế giỏi nhất thôn, đồng thời là thôn trưởng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, Phó Chủ tịch Mặt trận xã nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền ở cơ sở và gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở khu dân cư.
Từ một người luôn tự ti, mặc cảm với đôi chân tật nguyền, anh Nguyễn Hoàng Phú ở tổ dân phố 9, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) đã vượt lên chính mình, học nghề và làm nhiều nghề để có thể đứng vững trên đôi chân của mình như bán vé số, sửa chữa cơ khí, nuôi rắn mối cho giá trị kinh tế cao…
Hơn 25 năm đứng lớp giảng dạy, cô giáo Y Thúy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) và Nguyễn Thị Thanh Tâm - giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Kon Tum) đã yêu thương, vun đắp cho ước mơ của bao thế hệ học trò được tỏa sáng.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.