Gần 40 tuổi, chị Y Glưm ở làng Kon BokDer đã có 20 năm gắn bó với công việc ở cơ sở liên quan đến tình cảm, số phận con người. Tấm lòng đối với bà con và những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn của nữ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy được trân trọng, quý mến.
Năng nổ, nhiệt tình, sâu sát cơ sở, gương mẫu đi đầu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đó là sự ghi nhận của cán bộ, bà con nhân dân trên địa bàn thị trấn Đăk Hà khi nói về bà Trần Thị Mai – Phó Chủ tịch UBMTTQVN thị trấn Đăk Hà – Một nữ cán bộ mặt trận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
"Miệng nói, tay làm, cái chân hay đi" - đó là "chân dung” già làng A Chiêu, mà tất cả bà con, từ lớn đến bé, từ già tới trẻ ở làng Khúc Na (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) không ai không biết. Hơn 20 năm qua, ông thực sự đã là "người nhà”của hơn 230 hộ dân Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở đây.
Đồng lương ít ỏi, công việc nặng nhọc nhưng người thương binh Nguyễn Văn Hiền - ở thôn 1, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy vẫn miệt mài chăm sóc, hương đèn cho từng phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy với tất cả cái tâm của mình. Ông bảo rằng, ông may mắn khi được chăm sóc cho các đồng đội đã ngã xuống và ông nguyện làm công việc này trong quãng đời còn lại của mình.
Nhiều năm công tác Đoàn, đặc biệt là từ khi đảm nhận cương vị Bí thư Đoàn trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đăk Glei, cô giáo Y Thơm đã không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo để tổ chức, phát triển công tác Đoàn, Hội, Đội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Y Thơm vinh dự là 1 trong số 87 gương mặt trẻ của cả nước được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng, nhân kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống của Đoàn (26/3/1947- 26/3/2017).
Khởi nghiệp từ con số 0, phải làm thuê đủ các nghề để kiếm sống, vậy mà nay, anh Hà Văn Đại (36 tuổi) đã thành chủ của những vườn sâm dây, sâm đương quy ở xã Đăk Long, huyện Kon Plông với thu nhập mỗi năm lên đến 800 triệu đồng.
Gần 1 năm nay, chị Ngô Thị Ly (36 tuổi) ở thôn 8, làng Kon Nhên, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) dành một phòng trong nhà để làm “thư viện”, hướng dẫn cách đọc sách, dạy kĩ năng sống cho hơn 40 em nhỏ trong làng. Việc làm ấy đã tạo ra sân chơi bổ ích cho những em học sinh vùng khó đồng thời giúp nhiều em thoát khỏi cạm bẫy game online.
Chiều 1/4, ông Hồ Sĩ Bảy - Giám đốc Chi nhánh taxi Mai Linh Kon Tum cho biết, đầu tuần tới đơn vị sẽ khen thưởng cho tài xế vừa mới cứu kịp thời một cô gái định nhảy cầu Kroong (xã Kroong, thành phố Kon Tum) tự tử.
Mỗi người có một hoàn cảnh, một hướng đi khác nhau, nhưng ở họ tựu trung một điểm: sống hết với mình với tuổi trẻ, nỗ lực vươn lên, vững vàng trước những chòng chành khó khăn của những ngày bắt đầu khởi nghiệp… “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, họ đã dần đứng vững trên chính đôi chân của mình.
Bác sĩ Sa Cường hiện đang công tác tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Tích cực các hoạt động tình nguyện xã hội, anh đã tình nguyện hiến máu 20 lần, và được Hội Chữ thập đỏ tỉnh tuyên dương, tặng giấy khen giai đoạn 2011 - 2015.
Từ lâu, dân làng Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô đã xem già làng A Bem (84 tuổi) là “cây đại thụ” của làng. Với bà con dân làng nơi đây, già A Bem là người hiểu biết chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái học hành đàng hoàng, là tấm gương mẫu mực để dân làng học theo và làm theo.
Qua nhiều năm phấn đấu, đến nay, tổng thu nhập hàng năm của gia đình Y Điểm đạt trên 450 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí đầu tư. Cuối năm 2016 vừa qua, chị vinh dự được huyện Đăk Glei cử đi tham dự Hội nghị đại biểu nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi toàn tỉnh lần thứ VII...
87 tuổi - ở cái tuổi xế chiều nhưng hàng ngày cụ Lưu Bình ở tổ dân phố 1, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum vẫn đạp xe đạp đi bán từng túi đậu phộng luộc. Điều đáng nói, mỗi ngày, cụ trích gần toàn bộ số tiền lời để mua bánh mì giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó.
12 năm rời quê hương Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) vào làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) lập nghiệp, chị Quách Thị Tâm cùng chồng là anh Bùi Xuân Mừng luôn chí thú làm ăn. Từ hai bàn tay trắng, đến nay, vợ chồng trẻ người Mường này đã là hộ gia đình khấm khá.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vừa qua, chị Nguyễn Tố Như - Bí thư Chi bộ Khối giảng viên, Quyền Trưởng Khoa Kinh tế và Phó Chủ tịch Công đoàn Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã vinh dự được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen có nhiều đóng góp xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển Phân hiệu.
Gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, khiêm tốn học hỏi để nâng cao năng lực công tác, sống trung thực, giản dị, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... là những phẩm chất tốt đẹp của Thượng úy Trần Anh Tuân - Đội trưởng Đội Kiểm soát hành chính Đồn Biên phòng Mô Rai (huyện Ia H’Drai).
Cá giống Tá Tiến đã trở thành thương hiệu khá nổi tiếng không chỉ ở Kon Tum, mà còn ở vùng Tây Nguyên. Nhờ cá mà ông chủ cơ sở cá giống này từ hai bàn tay trắng đã trở thành tỷ phú với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm.
Nhiều năm liền, ông A Bát-Thôn trưởng Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận. Một trong những việc mà ông A Bát được khen ngợi đó là vận động dân làng di dời, không chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn...
“Không ai làm thì mình làm”, với suy nghĩ đó, bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã mạnh dạn trồng 5ha cà phê, 5 sào điều, 1ha chuối Nam Mỹ, nuôi vài trăm con gà, vịt. Trong năm 2017, bà sẽ tiếp tục phát triển trang trại theo hướng vườn - ao - chuồng.
Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, làm kinh tế giỏi, được dân làng tin yêu là những ưu điểm của A Khuất - cán bộ văn hóa thông tin xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) đồng thời là Bí thư chi bộ thôn Đăk Mút (xã Đăk Mar). Từ khi đảm đương chức vụ cán bộ xã, thôn, A Khuất luôn ý thức phải gương mẫu trong mọi hoạt động để bà con dân làng học hỏi và làm theo.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.