• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Nét đẹp đời thường

“Thuốc trợ lực” cho bệnh nhân nghèo

08/12/2014 08:50

Cứ nghĩ đến cảnh nhiều bệnh nhân nghèo đang cầm tô đứng đợi mình thì không thể bỏ cuộc được, lúc ấy mọi mệt nhọc đều dường như tan biến…

Đã 2 năm nay, cứ đúng vào ngày thứ 5 hằng tuần, từ sáng sớm, người ta đã thấy xe máy cà tàng, lách qua chiếc cổng hẹp của Bệnh viện Đa khoa Kon Tum để vào bên trong khuôn viên; trên xe chở một cái nồi to và hai cái xô lớn đựng cháo, nóng hổi, thơm phức. Những người buôn bán trước cổng Bệnh viện gọi đó là "nồi cháo từ thiện", còn với những bệnh nhân ở đây thì xem là: Thuốc trợ lực cho người nghèo…

Chủ nhân của chiếc xe máy cà tàng đều đặn làm công việc từ thiện nêu trên tại Bệnh viện tỉnh là một phụ nữ đã đứng tuổi có khuôn mặt tròn, phúc hậu. Chiếc xe dừng trước cửa “bếp ăn từ thiện” nằm bên hông căng tin Bệnh viện. Nồi cháo và 2 xô đựng cháo được đưa xuống nhanh chóng, gọn gàng và thuần thục. Đã thành lệ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đứng xếp hàng trật tự. Công việc phát cháo cho những bệnh nhân nghèo của “người đàn bà từ thiện” – bà Võ Thị Lệ Thu bắt đầu…

Hỏi chuyện một ông cụ tuổi khoảng ngoài 80 đang đứng chờ nhận cháo, trên tay cầm một cái cà mèn bằng nhựa cũ đã ngả màu, ông cho biết: Các buổi sáng khác trong tuần thì chỉ có những bệnh nhân thuộc diện nghèo, khó khăn, có phiếu xác nhận mới được nhận 1 gói mì tôm. Ăn mì tôm miết cũng ớn, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên có được gói mì tôm để ăn sáng cũng là vui lắm rồi. Riêng sáng thứ 5 hằng tuần nhờ “nồi cháo từ thiện” này mà các bệnh nhân nghèo như chúng tôi được “đổi món”. Sáng được ăn cháo trong người thấy nhẹ nhàng dễ chịu, nhờ thế tôi cảm thấy sức khoẻ trong ngày cũng nhanh hồi phục hơn mọi khi. Với người phát cháo từ thiện này, ai tới xin cháo cũng đều sẵn sàng cung cấp không kể là bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân…

Bà Thu múc cháo cho bệnh nhân. Ảnh: Đ.V

 

Người phụ nữ tay thoăn thoắt múc cháo chẳng thua gì những người bán cháo chuyên nghiệp, chưa đầy 30 phút hơn trăm tô cháo đã hết sạch.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hằng tháng, bà Thu đều trích một phần lợi nhuận thu được từ quán cơm chay (quán chay Thiện Tâm trên đường Hùng Vương, thành phố Kon Tum) để làm từ thiện tại một số cơ sở từ thiện trên địa bàn tỉnh. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn viết bài về “nồi cháo từ thiện” bà tỏ ra ái ngại. Nhờ chỗ quen biết, sau một hồi thuyết phục, bà Thu mới đồng ý.

Tuy nhiên, trước khi kể “lai lịch” của nồi cháo, bà Võ Thị Lệ Thu, thôn Kon Tu 2, phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) - chủ nhân của nồi cháo từ thiện này cứ dặn đi dặn lại với chúng tôi rằng đừng đưa tên một mình bà lên báo, vì để nồi cháo từ thiện ra này tồn tại lâu dài bà cũng đã nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của bạn bè, người thân và một số phật tử.

Bà Thu cho biết: Cách đây hơn 18 năm, khi phát hiện trong người mình bị mắc căn bệnh quái ác là u xơ gan, tôi được gia đình đưa đi chạy chữa khắp nơi. Để có tiền cchữa bệnh, bao nhiêu tài sản, đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Kể cả căn nhà đang ở duy nhất nằm trên đường Hoàng Văn Thụ cũng phải bán đi để có tiền chạy chữa. Tất cả các bệnh viện nổi tiếng trên cả nước gia đình đều đưa tôi đến khám và điều trị nhưng tất cả đều “bó tay”, họ trả tôi về cho gia đình để “chờ ngày theo ông bà”.

Bởi vậy, bà Thu cảm nhận hết được cảnh người nghèo đi viện khốn khổ như thế nào. Từ đó, bà xác định nếu mình còn sống được ngày nào thì sẽ cố gắng quan tâm đến người nghèo ngày ấy và luôn cầu nguyện mình có đủ sức khoẻ để thực hiện mong ước của mình.

Có lẽ khát vọng sống và sự tĩnh tâm làm việc thiện đã giúp bà Thu có đủ nghị lực vượt qua hoàn cảnh. Bà đã tự mày mò, tìm hiểu tác dụng của các loại cây, cỏ có liên quan đến bệnh gan để nấu nước uống chữa bệnh cho mình.

Bà Thu kể: Không biết bớt bệnh do uống thuốc của bệnh viện hay ăn chay, niệm Phật hay uống đúng các loại cây cỏ có trong dân gian mà từ đó đến nay đã gần 20 năm mà bệnh của tôi không những không tái phát mà da dẻ ngày càng hồng hào hơn…

Từ khi sức khoẻ dần ổn định, và kinh tế gia đình cũng bớt khó khăn, chỉ cần nghe nói ở đâu có gia đình nghèo đang rơi vào cảnh éo le bà Thu đều tìm tới giúp đỡ. Có khi gia đình hộ nghèo có người qua đời, bà đi vận động bạn bè góp tiền để mua quan tài lo giúp hậu sự cho gia đình. Nghe có hộ gia đình nào đang thiếu đói, bà cũng vội vàng chạy đi mua vài chục kilôgam gạo giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Mỗi dịp tết đến, bà lại nấu bánh chưng, bánh tét cả đêm để mang đi bán dạo và lấy số tiền lãi mua quần áo, bánh kẹo cho các trẻ nhỏ mồ côi.

Do ăn chay trường, nên nồi cháo từ thiện sáng thứ 5 hằng tuần ở Bệnh viện cũng được bà Thu nấu theo kiểu chay, tức không có tôm, cua, thịt cá nhưng thay vào đó là các loại rau, củ, quả, nấm… Mỗi nồi cháo, chỉ tính riêng tiền đi chợ mua các loại rau, củ, quả cũng phải mất 400 ngàn. Tuy nhiên, để có một nồi cháo như thế này là phải qua nhiều công đoạn, mọi thứ đều phải chuẩn bị từ đêm hôm trước. Hôm sau, tầm khoảng 3 giờ sáng là đã phải dậy nấu cháo mang đến phát cho người nghèo; bất kể là mưa gió, mùa đông hay mùa hè.

Bà nói: Mình đã hứa với Bệnh viện là sáng thứ 5 nào cũng phải có trên 100 tô cháo, nên không thể đổ thừa cho bất cứ một hoàn cảnh nào hay lý do nào. Cứ nghĩ đến cảnh nhiều bệnh nhân nghèo đang cầm tô đứng đợi mình thì không thể bỏ cuộc được, lúc ấy mọi mệt nhọc đều dường như tan biến…

Ông Nguyễn Văn Lương - Chồng bà Thu chia sẻ: Lúc mùa nắng thì còn đỡ, nhưng khi vào mùa đông thì hơi vất vả, trời mưa cũng như trời nắng mình không thể bỏ lỡ bữa nào. Từ trước đến nay, khi nghe vợ nói đi làm từ thiện thì tôi không bao giờ phản đối. Nên khi nghe vợ nói nấu cháo cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Đa khoa Kon Tum tôi cũng không có ý kiến gì, nhưng tôi hơi lo vì sợ việc này không kéo dài được lâu và thức khuya, dậy sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng giờ thì ổn rồi. Nếu có điều kiện hơn, vợ chồng tôi sẽ tăng lên một nấu 2 đến 3 lần/tuần.       

Mới sáng tinh sương, trên con đường hẻm bằng đất ngoằn nghèo nhìn hình ảnh vợ chồng ông Lương, bà Thu vội vã chở cháo đến tặng cho bệnh nhân nghèo, chúng tôi thấy thật cảm kích.

Bảo Châu

 

 

   

Các tin khác

  • Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu
  • Tuổi cao gương sáng
  • Miệt mài giữ nghề xưa
  • Cô giáo mê thiết kế áo dài phối thổ cẩm
  • Cô học trò nghèo với ước mơ đẹp
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by