• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Dám nghĩ dám trồng

11/02/2017 08:27

“Không ai làm thì mình làm”, với suy nghĩ đó, bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã mạnh dạn trồng 5ha cà phê, 5 sào điều, 1ha chuối Nam Mỹ, nuôi vài trăm con gà, vịt. Trong năm 2017, bà sẽ tiếp tục phát triển trang trại theo hướng vườn - ao - chuồng.

Mới trồng gần 2 năm nhưng 5ha cà phê nhà bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã phát triển, vươn cành khỏe mạnh, xanh mướt. “Ai đến đây thấy đám cà phê nhà tôi cũng trầm trồ khen ngợi. Nhiều người thấy vậy rồi hỏi kinh nghiệm để trồng theo”– bà Thơm phấn khởi khoe.

Với huyện Ia H’Drai, cà phê là một loại cây trồng mới. Và tại mảnh đất này, bà Thơm cũng là một trong những hộ tiên phong trồng cà phê. Tháng 6/2015, qua tìm hiểu, nhận thấy cây cà phê khá thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, bà Thơm liền mạnh dạn tận dụng bờ lô, hợp thủy rồi mua giống về trồng. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, vợ chồng bà chăm chút đào bồn, bón phân, tỉa cành kĩ lưỡng để cây phát triển thật tốt. “Chúng tôi cũng thuê máy múc 1 cái hồ, mua máy bơm để đảm bảo nước tưới cà vào mùa khô” – bà Thơm cho hay.

Sau này, dù được Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh hỗ trợ thêm giống, được tập huấn về kĩ thuật sản xuất, bà Thơm vẫn tiếp tục tìm hiểu, học hỏi thêm cách chăm sóc, tỉa cành cà phê qua sách, báo, qua những người có kinh nghiệm. Và đặc biệt, bà cần cù làm cỏ sạch sẽ, để vườn thoáng mát, nên vườn cà không bị sâu, rệp, phát triển rất tốt.

Cùng với việc trồng cà phê, trong năm đó, bà cũng xuống giống trồng 500 gốc điều. Và đặc biệt, khi nhận thấy giá trị kinh tế từ cây chuối Nam Mỹ, tháng 7/2016, bà mạnh dạn làm đất và trồng 1.000 gốc chuối này.

Thoạt đầu khi trồng chuối, vì chưa có kinh nghiệm nên cây hay bị chết, vợ chồng bà phải trồng dặm liên tục. “Lúc ấy, tôi cũng lo sợ lắm vì cứ phải trồng đi trồng lại liên tục mà cây vẫn cứ chết. Nhưng “đâm lao thì phải theo lao”, hơn nữa tôi cũng có niềm tin nên vợ chồng tôi bình tĩnh kiên trì làm lại đất thật tốt, chăm sóc rồi bón phân kĩ lưỡng. Và bây giờ thì yên tâm rồi, chuối phát triển rất tốt, chắc vài tháng sau thì cho quả thôi” – bà Thơm kể.

Bà Thơm mạnh dạn trồng chuối Nam Mỹ. Ảnh: H.T

 

Với những loại cây trồng mới, bà Thơm vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Bà nói rằng, không ai làm thì bà làm. “Người tiên phong làm dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng nếu vượt qua được thì sẽ có rất nhiều cơ hội. Tôi cứ làm, nếu thành công thì sẽ tiếp tục mở rộng diện tích còn không thì cũng là để mình có thêm kinh nghiệm” – bà Thơm nói.

Khi chúng tôi hỏi về đầu ra, bà Thơm chỉ cười và nói rằng, bà không lo lắng lắm. Vì theo bà hiện tại đường sá đi lại đã ổn định nên người mua hàng có thể vào tận nơi để thu mua, nếu sản phẩm tốt, chất lượng, nhiều người sẽ tìm đến.

Không chỉ trồng những loại cây được xem là mới trên mảnh đất biên giới này, trong năm nay, bà dự định sẽ đầu tư trồng khoảng 500 trụ tiêu và sẽ chăn nuôi mở rộng theo hướng vườn – ao – chuồng. Hiện tại cùng với việc trồng cây công nghiệp, vợ chồng bà đang nuôi vài trăm con gà, vịt, heo và mỗi năm thu về vài chục triệu đồng. “Tôi sẽ tận dụng phân bón từ gia súc, gia cầm để bón cho cây. Cùng với đó, tôi sẽ thả thêm cá để bán và cải thiện thêm đời sống trong gia đình” – bà Thơm nói.

Dù mọi việc chỉ mới bắt đầu nhưng với bà Thơm, vạch được kế hoạch, tiến hành gieo trồng, cây cối phát triển đã là thành công ban đầu. Và từ những bước sơ khai, dù chưa có thu nhập nhưng bà Thơm tin rằng, với sự cố gắng của mình, vườn cây sẽ cho trái ngọt.

Bình An

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by