• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Thương trẻ nghèo, mở thư viện miễn phí

03/04/2017 17:59

​Gần 1 năm nay, chị Ngô Thị Ly (36 tuổi) ở thôn 8, làng Kon Nhên, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) dành một phòng trong nhà để làm “thư viện”, hướng dẫn cách đọc sách, dạy kĩ năng sống cho hơn 40 em nhỏ trong làng. Việc làm ấy đã tạo ra sân chơi bổ ích cho những em học sinh vùng khó đồng thời giúp nhiều em thoát khỏi cạm bẫy game online.

“Xây thư viện” cho các em

Căn nhà cấp 4 đã nhỏ lại thêm chật chội khi chị Ngô Thị Ly dành một khoảng không gian để đặt giá sách và làm nơi sinh hoạt cho khoảng 40 em nhỏ làng Kon Nhên.

Trong căn nhà nhỏ, chỉ vào 1.000 đầu sách: sách giáo khoa, tham khảo, truyện tranh… được đặt gọn gàng, ngăn nắp trên giá, chị Ly phấn khởi: Thư viện này duy trì được 1 năm nay rồi. Tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần, các em lại đến đây sinh hoạt, đọc sách, vui vẻ lắm.

Làng Kon Nhên không có điểm vui chơi, giải trí nào cho các em nhỏ trong những ngày cuối tuần. Bởi vậy, thời gian rảnh, nhiều em “vùi đầu” vào game. “Thấy vậy nên mình nảy ra ý định xây dựng một thư viện tại nhà để tạo sân chơi, hướng dẫn giúp cho các em có thói quen đọc sách, từ đó tránh sa vào game online” – chị Ly nói về ý tưởng của mình.

Chị Ly tận tình hướng dẫn các em đọc sách. Ảnh: H.T

 

Nghĩ là làm, chị tập trung gom hết tất cả sách báo của mình có, đồng thời đi tìm xin thêm truyện tranh, sách báo các loại. Khi có được vài chục đầu sách, chị gọi các em nhỏ trong làng đến nhà và đọc cho các em nghe.

“Mới đầu chỉ có một vài em đến nhưng em nào cũng hứng thú, ngồi nghe tôi đọc hăng say, quên cả giờ về. Nhiều em cũng gom góp thêm sách, truyện của mình để “xây thư viện”, chia sẻ với những bạn không có sách đọc”- chị Ly tâm sự.

Thư viện của chị Ly lúc ấy nghèo nàn lắm, vài chục đầu sách được đặt tạm bợ trong 2 thùng giấy dưới nền nhà. Mỗi lần các em đến, chị phải lục ra, tìm những cuốn nổi bật nhất, ý nghĩa nhất để đọc và phân tích.

“Sau này khi có một đoàn tình nguyện từ Thành phố Hồ Chí Minh vào, biết việc làm của mình, họ có ghé lại thăm, tặng cho thư viện của mình 100 cuốn sách; tặng bút, vở cho các em và hỗ trợ 1 triệu đồng để đóng giá sách. Cũng nhờ đó mà các đầu sách phong phú hơn” – chị Ly kể.

Được hỗ trợ, chị Ly có thêm động lực để làm. Làm cán bộ địa chính ở xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy), công việc bận bịu nhưng bất kể khi nào rảnh, chị lại tìm, gom thêm nhiều loại tranh truyện. Từ một vài chục đầu sách, số lượng tăng dần lên 300-400 đầu sách và đến nay đã có 1.000 đầu sách để phục vụ việc đọc cho các em.

Tạo sân chơi

Để giúp các em hình thành thói quen đọc sách, chủ động tìm hiểu nội dung, sau mỗi câu chuyện, chị Ly lại đặt ra câu hỏi, em nào trả lời đúng sẽ được nhận quà. Chị Ly còn khuyến khích, hướng dẫn các em tự tin kể truyện thật hay, hấp dẫn. Và em nào kể rõ ràng, rành mạch cũng sẽ được nhận phần thưởng.

Phần thưởng đơn giản chỉ là một chiếc hộp bút được làm thủ công từ các hộp sữa hoặc một vài cái bánh bằng bột mì, một cây bút, một cục gôm... Nhưng để có được phần thưởng khích lệ đó, nhiều hôm chị Ly phải thức đến khuya để làm từng hộp bút; có hôm tranh thủ mua bột về chiên bánh; hôm nào quá bận, chị lại bỏ tiền đi mua bánh, kẹo gói vào túi quà rồi để sẵn. “Hôm trước làm bánh cho các em, bị dầu văng, sẹo bỏng vẫn chưa hết này” – chị Ly cười kể chuyện. 

Không chỉ là điểm để các em đọc sách, chị Ly còn suy nghĩ, thiết kế chủ đề, làm mới nội dung sinh hoạt, tạo sân chơi hấp dẫn cho các em trong những buổi tối cuối tuần.

Sau giờ đọc truyện, chị chia ra, hôm thì hướng dẫn cho các em làm đồ dùng thủ công, hôm chị lại dạy cho các em múa, hát; có tối chị dành đến cả tiếng để dạy cho các em về giới tính, cách xử lý khi bị xâm hại; dạy cho các em về cách bảo vệ môi trường, tác hại của việc phá rừng…

Sau mỗi buổi truyền kiến thức, chị lại cho các em nô đùa, vui chơi các trò chơi dân gian. “Các em sinh hoạt hào hứng lắm. Các em đến sinh hoạt ngày một đông, có tối lên đến 80 em, tôi phải nhờ thêm người và dẫn các em đến nhà rông mới đủ không gian sinh hoạt” – chị Ly nói.

Chị Ly bảo, cứ đến tối thứ 6, thứ 7, nhà chị chẳng khác gì một lớp giữ trẻ. Đông, ồn ào lắm! Cũng bởi vậy mà những ngày đầu, chồng chị quyết liệt phản đối không cho chị làm. “Các cháu hiếu động, mỗi lần đến nhà lại chạy lăng xăng làm chồng tôi khó chịu. Hơn thế, thấy tôi đi làm cả ngày vất vả, tối lại lui cui làm phần thưởng cho các cháu, không có thời gian dành cho gia đình, chồng cũng bực mình ngăn cản, không cho tôi làm” – chị Ly kể. Nhưng thấy việc mình làm hữu ích nên chị Ly “đấu tranh” để được tiếp tục công việc này. “Đến bây giờ thì chồng tôi đồng ý rồi” – chị Ly cười hiền.

Sau khi các em về, chị Ly lại cặm cụi lau dọn, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trở lại. “Có hôm lau nhà, dọn rửa đến khuya mới xong, rệu rã cả người nhưng nghĩ đến nụ cười của các cháu, mình lại vui vẻ và động viên mình cố gắng hơn” – chị Ly bộc bạch.

Nhờ cô Ly, con bỏ được game rồi!

Em A Hải (14 tuổi) đã khoe với chúng tôi như vậy khi nhắc đến cô Ly. Hải kể, trước đây, cứ đến tối cuối tuần, em và A Sâm (11 tuổi), A Láy (14 tuổi) lại chìm vào những trò game online vô bổ. Sau này, được động viên, các em đã nhiệt tình tham gia vào những buổi sinh hoạt, đọc sách tại nhà cô Ly.

“Sinh hoạt nhà cô Ly vui lắm! Con được chơi, được hòa đồng với các bạn. Cô Ly cũng bày biểu nhiều, cho con thấy tác hại của game nên con không chơi nữa. Nhờ cô Ly, con bỏ game online rồi. Nay con chỉ thích đến nhà cô Ly để sinh hoạt cùng các bạn thôi” – em A Hải dõng dạc nói. 

Có riêng gì A Hải, hầu hết các em nhỏ trong xóm, trong làng đều yêu quý cô Ly. Đến nỗi, chúng tôi vừa nhắc đến tên cô, em Y Ngang (10 tuổi) liền bày tỏ: Con và các bạn quý cô Ly lắm! Chúng con chỉ mong đến cuối tuần để được đến nhà cô Ly thôi.

Từ những đứa trẻ rụt rè, nhút nhát, chỉ dám cười e thẹn rồi lảng tránh khi ai đó gọi trúng tên hoặc hỏi đến mình, vậy mà nay, trẻ em ở làng Kon Nhên mạnh dạn lắm. Gặp người lớn, từ xa các em đã vòng tay chào hỏi; ai hỏi cũng dõng dạc trả lời có đầu có đũa; tự tin đứng trước đám đông kể chuyện, dẫn chương trình, múa hát hoặc biểu diễn những tài lẻ mình có. “Cô Ly giúp chúng con mạnh dạn hơn, không còn rụt rè như trước nữa” – Y Ngang vừa nói vừa thể hiện cử chỉ, điệu bộ, tự tin ra dáng một MC như cô Ly hướng dẫn.

Từng rụt rè có tiếng vậy mà nay, Y Thảo – học sinh lớp 4 đã bỏ được lớp bọc nhút nhát, mạnh dạn giao tiếp. Thảo tự tin kể: Cứ đến tối cuối tuần, con lại dẫn em gái đến nhà cô Ly để sinh hoạt. Nhờ cô Ly bày, nay con có thể đứng trước đám đông để kể chuyện, đóng kịch đấy.

Với những học trò nghèo ở Kon Nhên, chị Ly giờ đây như một cô giáo, một người bạn, một người mẹ hiền. Các em chỉ mong được đến thứ 6 để gặp, được sinh hoạt, vui chơi dưới mái nhà của chị. “Không gặp cô, chúng em buồn lắm! Chúng em cố gắng ngoan ngoãn, nghe lời để cô không nhọc lòng” – em Y Ngang nói.

Không gặp chị Ly, các em nhớ; không gặp các em, chị Ly cũng nhớ da diết. Tình thương yêu, sự sẻ chia như một sợi dây vô hình kết nối những đứa trẻ với chị. Bởi vậy, chị bảo, nhiều hôm bị sốt, cựa không nổi nhưng thấy các em đến, chị cũng ráng bật dậy cùng sinh hoạt. “Nay cứ thấy mình, từ xa các em đã chạy đến quấn quýt, thương lắm, quý lắm” – chị Ly xúc động.

Vậy đấy, những học trò nhỏ, đen nhẻm quý chị Ly như chính người thân của mình. Thư viện nhỏ nhưng tấm lòng chân thành và tình yêu thương của chị Ly đã và đang sẻ chia, bù đắp những thiếu thốn về tinh thần cho các em nhỏ vùng sâu.

Chia tay chúng tôi, chị Ly cứ nhắc đi nhắc lại: Nếu em có sách báo, truyện tranh thì mang lên đây cho các em nhỏ nhé! Có sách, có báo, có sức khỏe mình mới duy trì, tạo được sân chơi dài lâu cho các em.

Hoài Tiến 

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by