Bước vào cao điểm mùa hanh khô, nắng nóng gay gắt kéo dài, các cánh rừng trên địa bàn huyện Sa Thầy luôn ở mức cảnh báo cháy rừng cấp 5-cấp cực kỳ nguy hiểm. Đây cũng là khoảng thời gian những người thực hiện nhiệm vụ “canh lửa, giữ rừng” phải vất vả, lo lắng và phải tập trung cao độ nhất để giữ “bình yên cho những cánh rừng”.
Ngày Nước thế giới 22/3/2020 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Water and Climate change”- “Nước và Biến đổi khí hậu”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài nguyên nước, các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân; phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sa Thầy đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, bộ mặt kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện có những thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao.
Hướng đến sản xuất sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đi Châu Âu, 2 anh Phạm Quang Huy và Phạm Anh Tuấn thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến nông lâm sản Nghĩa Phát ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) để trồng 300ha cây ăn quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Mục tiêu của Công ty đặt ra sau 4 năm là chào bán các loại trái cây như mít, sầu siêng ở tỉnh Kon Tum, đồng thời tìm đối tác xuất khẩu sang Châu Âu.
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, đến thời điểm này, tình trạng khô hạn kéo dài đang diễn ra tại hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Để hạn chế tối đa thiệt hại, chính quyền và người dân trong huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân.
Hiện nay vẫn đang cao điểm của mùa khô, do đó nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tiếp tục tăng, để hạn chế tình trạng thiếu hụt điện, cùng với các giải pháp cung ứng điện của ngành Điện, cần có sự hợp sức mỗi người dân trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý.
Sau khi Báo Kon Tum số 3581 ra ngày 21/2/2020 đăng bài “Dự án thủy điện Đăk Psi 6: Cần sớm giải quyết dứt điểm việc bồi thường cho dân”, UBND huyện Đăk Hà đã chỉ đạo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Hà (viết tắt là Ban quản lý) phối hợp với chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Đăk Psi 6 làm việc với người dân bị thiệt hại trong quá trình thi công để giải quyết việc bồi thường một cách thỏa đáng.
Hiện nay, huyện Kon Plông tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo sự đột phá trong nông nghiệp chất lượng cao, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; khuyến khích các nhà đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm những vi phạm về đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai dần dần đi vào nề nếp và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mùa khô đang ở thời kỳ khốc liệt nhất. Tình trạng khô hạn được các ngành chức năng dự báo là nghiêm trọng, khó lường; vì vậy, Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum đang tập trung triển khai các biện pháp quản lý nguồn nước tại hồ đập, chủ động điều tiết và thực hiện đồng bộ các giải pháp chống hạn nhằm bảo vệ mùa màng, cây trồng, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra.
Ngày 5/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030. Qua 7 năm triển khai thực hiện, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen đang từng ngày khởi sắc, đáp ứng nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
Mặc dù số lượng người dân mua sắm các mặt hàng thiết yếu tăng trong những ngày gần đây, nhưng nguồn hàng trên thị trường tỉnh ta hiện vẫn khá dồi dào, giá cả bình ổn. Sở Công thương, các doanh nghiệp bán lẻ đều khẳng định bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân.
Năm 2015, xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy) đạt chuẩn nông thôn mới, bộ mặt kinh tế - xã hội ở địa phương thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2020, địa phương này tiếp tục tập trung nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nhằm từng bước đưa Sa Sơn đạt xã nông thôn mới nâng cao.
Xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ đạt 5 tiêu chí còn lại (nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh), từ đó nâng tổng số tiêu chí đạt chuẩn lên 19/19 tiêu chí để về đích xây dựng nông thôn mới.
Mùa khô đang bước vào thời kỳ cao điểm, tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất và đời sống đã xảy ra ở một số địa bàn của tỉnh; dự báo tình trạng này sẽ càng khốc liệt hơn trong thời gian tới. Trong đó, huyện Sa Thầy là một trong những địa bàn được dự báo sẽ xảy ra hạn hán nặng. Vì vậy, chính quyền huyện Sa Thầy chỉ đạo đơn vị chức năng và người dân trên địa bàn chủ động triển khai các biện pháp chống hạn hữu hiệu.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã làm tốt việc tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; thường xuyên thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực này đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Nhờ đó, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu năm 2020, Công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum thực hiện điều chỉnh, tăng giá nước theo biểu giá bậc thang (giá lũy tiến). Điều này đã khiến nhiều khách hàng của Công ty băn khoăn.
Gần 1 tháng nay, thị trường khẩu trang y tế tại tỉnh ta vẫn trong tình trạng khan hiếm, cháy hàng. Hầu hết các nhà thuốc, cửa hàng đều không thể nhập được nguồn hàng về để bán cho người dân.
Ngày 1/3, Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum tiến hành ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Phúc Điền về đầu tư thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Kon Tum và một số huyện lân cận.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.