Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thị trường hàng hóa phục vụ Tết dần sôi động, người dân bắt đầu rục rịch mua sắm. Trên thị trường, hàng hóa dồi dào, phong phú, tuy nhiên người dân không khỏi thấp thỏm lo âu về nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gia tăng mỗi khi Tết đến.
Tổ hợp Vincom Plaza Kon Tum là nơi hội tụ các gian hàng của ngành hàng thời trang nổi bật với các thương hiệu và là nơi vui chơi giải trí, ẩm thực. Tổ hợp này sẽ mang lại cho người dân Kon Tum thêm một địa điểm vui chơi giải trí hiện đại.
Cùng với việc tăng cường cải cách hành chính để tạo niềm tin ngay từ ban đầu cho nhà đầu tư, những năm qua, tỉnh ta ban hành nhiều chủ trương và dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y để mời gọi các nhà đầu tư.
Để duy trì các tiêu chuẩn về tiêu chí điện nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Công ty Điện lực Kon Tum chỉ đạo các điện lực trực thuộc thường xuyên kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống, số hộ sử dụng điện, tính toán và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mới, nâng cấp, cải tạo lưới điện của từng vùng, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngay sau khi Luật Lâm nghiệp 2017 được Quốc hội thông qua (Luật Lâm nghiệp được thông qua ngày 15/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019), các cấp chính quyền, ngành chức năng, các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, các quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016 - 2020, từ năm 2018 đến nay, huyện Kon Rẫy triển khai mở rộng quy mô nhiều công trình nước sạch nông thôn và đấu nối nước đến từng hộ gia đình.
Hơn một tháng nữa là Tết, những người chăm mai suốt ngày tất bật với vườn hoa. Phảng phất trên gương mặt của họ có nhiều nét rạng rỡ hiện lên ánh mắt, nhưng đâu đó vẫn còn xen lẫn chút lo âu, khi mai bước vào mùa tuốt lá.
Sắn là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Sa Thầy, góp phần tăng thu nhập của nhiều hộ nông dân. Thế nhưng, lâu nay người dân vẫn trồng sắn theo hình thức quảng canh khiến cho năng suất thấp, thu nhập không ổn định. Từ thực tế trên, huyện Sa Thầy triển khai mô hình thí điểm xây dựng chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm từ sắn, hướng tới phát triển sản xuất sắn bền vững.
Chiều 12/12, huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Hội thảo gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh” nhằm kêu gọi đầu tư thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm và đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019.
Thông qua nguồn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh có thêm điều kiện xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế, tạo sinh kế bền vững.
Sau gần 2 năm thành lập, đến nay, mô hình sản xuất rau an toàn của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Ngọc Yên 365 (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) được nhân rộng quy mô lên gần 3ha. Đây là mô hình tổ hợp tác chuyên canh rau an toàn đầu tiên và có quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện Ngọc Hồi cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Ngọc Yên 365 lại đang là “bài toán khó” chưa có lời giải thỏa đáng…
Phối hợp tín chấp gần 90 tỷ đồng cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế gia đình; cung ứng vật tư hỗ trợ cho nông dân; phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho nông dân; hơn 1.000 hộ đăng ký và được công nhận hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp… là những hoạt động tích cực của Hội Nông dân huyện Đăk Tô nhằm hỗ trợ cho hội viên nông dân, góp phần hiệu quả vào Phong trào thi đua Nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn trong thời gian qua.
Trong những năm qua, huyện Đăk Hà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) nhằm khuyến khích các nhà khoa học, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế gắn kết với nông dân.
Xác định là một trong ba lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong thời gian qua, huyện Kon Rẫy đã ưu tiên nguồn lực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây dược liệu gắn với liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu ở huyện Kon Rẫy, bước đầu tạo được dấu ấn đáng ghi nhận.
Được triển khai trồng thử nghiệm vào tháng 4/2019 và ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên vào tháng 7/2019 đã cho kết quả ngoài mong đợi, mô hình trồng bí Nhật (giống Kurimaru) trong nhà màng của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông được đánh giá là một trong những mô hình xuất nông nghiệp có hiệu quả tại địa phương. Từ 3 hộ tham gia vụ đầu, đến vụ gieo trồng thứ 2, số hộ tham gia mô hình đã tăng lên 16.
Sau thời gian khó khăn, gần đây, tiềm năng đất đai trên địa bàn tỉnh được “đánh thức”, Kon Tum đang “trở mình” mạnh mẽ với nhiều công trình được triển khai xây dựng. Những động thái trên là tín hiệu vui cho ngành xây dựng.
Phát huy lợi thế từ thiên nhiên, khí hậu, một số hộ nông dân đã mạnh dạn tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế: kết hợp giữa làm nông nghiệp với du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, họ gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện...
Người xưa có câu “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, song với những người chăn nuôi tại huyện Đăk Hà những năm qua, khái niệm “ăn cơm nằm” đã không còn tồn tại. Dịch bệnh diễn biến phức tạp đến đâu, thì người chăn nuôi phải lo lắng đến đấy, lãi đâu chưa thấy, mà khoản nợ cứ gối đầu tăng lên hàng ngày...
Trước thực trạng giá cả nông sản bấp bênh, cùng với các nguồn thu từ những cây trồng chủ lực: cà phê, cao su, tiêu, người dân trên địa bàn xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum) đã chủ động trồng thêm nhiều loại cây, phát triển nhiều mô hình mới để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.