Từ khi “Tổ hợp tác phụ nữ DTTS trồng sâm dây” tại 2 xã Ngọc Linh và Mường Hoong do Hội LHPN tỉnh phối hợp cùng Hội LHPN huyện Đăk Glei thành lập đi vào hoạt động, đến nay, nhiều chị em hội viên, phụ nữ đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để trồng và mở rộng diện tích vườn sâm dây của gia đình.
Mua trước trả sau, không mất lãi, chất lượng phân bón đảm bảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao là những lợi ích mà người nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà được hưởng từ chương trình cung ứng phân bón trả chậm. Chương trình đã trở thành “bà đỡ” cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi tập trung mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp các công trình, hạng mục gắn với vùng quy hoạch chung của đô thị, hướng tới mục tiêu toàn địa bàn đạt chuẩn đô thị loại IV; đồng thời tiến tới xây dựng, trình các cấp phê duyệt Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi và 4 phường trực thuộc.
Sáng 12/2, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13, khóa IV nhằm tổng kết công tác năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 và bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
Đã vào vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân trồng dưa hấu trên địa bàn huyện Đăk Tô và thương lái đang “méo mặt”, vì dưa hấu “rớt giá” do không thể xuất sang Trung Quốc. Nếu như thời điểm này các năm trước giá dưa hấu có lúc lên đến 12.000 đồng/kg bán tại ruộng mà không có dưa bán thì hiện nay giá dưa tại ruộng chỉ còn khoảng 1.500 - 2.500 đồng/kg nhưng vẫn vắng người mua.
Năm 2019, huyện Đăk Tô tập trung đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) ở các xã và thị trấn trên địa bàn, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, hướng tới nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng của người dân địa phương.
Mới ra Giêng, không khí Tết vẫn còn rộn ràng, nhưng ở vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà đã có không ít gia đình rủ nhau kéo máy, rải ống để tưới cà phê. Nếu có dịp về với đồng đất Hà Mòn, Đăk Mar hay Ngọc Wang, ở đâu mọi người cũng nghe tiếng máy nổ giòn tan trong nắng sớm.
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Sa Thầy đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trên địa bàn thi đua phát triển kinh tế, đóng góp nhiều công sức và vật chất xây dựng cơ sở hạ tầng, đoàn kết giữ gìn văn hóa, an ninh trật tự… góp phần xây dựng nông thôn mới.
Triển khai Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được xây dựng, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống cho các hộ gia đình phụ nữ vùng biên. Điển hình như mô hình trồng sâm dây của các hội viên phụ nữ xã Đăk Blô (huyện Đăk Glei).
Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển các ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của các địa phương, đưa các sản phẩm của làng tiếp cận với thị trường tiêu thụ vẫn còn những khó khăn, lúng túng.
Sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối dồi dào, không xảy ra hiện tượng khan hiếm, sốt giá cục bộ; nhiều giải pháp để ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng vẫn đang được các ngành chức năng thực hiện.
Thực hiện các nhiệm vụ đột phá, trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị kết hợp với thương mại, dịch vụ, thành phố Kon Tum đã và đang trở thành một đô thị trẻ, năng động.
Năm 2019 khép lại với những dấu ấn bứt phá ngoạn mục trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh của tỉnh. Một mùa xuân mới bắt đầu - Xuân Canh Tý 2020 mở ra niềm tin vào những thắng lợi mới của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum. Niềm tin đó được xây dựng từ những ấn tượng tốt trong năm 2019, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Kon Tum tăng tốc về đích, hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV đề ra. Từ đó, tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành những thắng lợi trên con đường xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum bền vững.
Là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Kon Tum tích cực đẩy mạnh công tác thu hút, mời gọi đầu tư.
Hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương, chạy đua với thời gian để hoàn thành những phần việc theo kế hoạch…, đó là những gì chúng tôi nhận thấy trên công trường dự án tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum (gọi là tuyến tránh thành phố Kon Tum) những ngày giáp Tết.
Chiều 16/1, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết ngành Ngân hàng năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Ngày 13/1, tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoảng sản tỉnh tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đợt II năm 2019.
Làng Tu Rằng B có 31 hộ dân với hơn 130 khẩu là đồng bào Xơ Đăng. Do địa hình phức tạp, giao thông cách trở nên suốt những năm qua, điện lưới quốc gia chưa đến được với người dân Tu Rằng B.
Khi được hoàn thiện những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần tạo vẻ đẹp hấp dẫn cho không gian đô thị và mở ra kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc của thành phố Kon Tum.
Vượt lên trên những bộn bề khó khăn của một xã biên giới, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei) tập trung lãnh đạo, vận động bà con các dân tộc trên địa bàn đoàn kết, phát huy nội lực, chung tay xây dựng nông thôn mới và đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.