Đầu năm 2020, Công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum thực hiện điều chỉnh, tăng giá nước theo biểu giá bậc thang (giá lũy tiến). Điều này đã khiến nhiều khách hàng của Công ty băn khoăn.
Gần 1 tháng nay, thị trường khẩu trang y tế tại tỉnh ta vẫn trong tình trạng khan hiếm, cháy hàng. Hầu hết các nhà thuốc, cửa hàng đều không thể nhập được nguồn hàng về để bán cho người dân.
Ngày 1/3, Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum tiến hành ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Phúc Điền về đầu tư thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Kon Tum và một số huyện lân cận.
Nhằm góp ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) vừa thực hiện sát khuẩn, khử trùng lên máy ATM và toàn bộ khu vực văn phòng trụ sở cũng như các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.
Dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, đó là đoàn viên Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1987) tại thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy. Với sự cần mẫn, say mê, ham tìm tòi học hỏi, anh Tuân đã chọn công việc gắn bó với ruộng vườn để làm hướng đi cho riêng mình trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
Mặc dù chưa phải là đỉnh điểm của mùa khô, nhưng tình trạng hạn hán bắt đầu xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh khiến nhiều giếng bị cạn nước, hàng trăm hécta cây công nghiệp, lúa và hoa màu đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới.
Sau khi được chuyển về phường Lê Lợi, Chợ đầu mối Kon Tum (còn gọi là chợ đêm Kon Tum) dần đi vào nề nếp, góp phần lập lại trật tự các chợ tự phát, hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông, làm mất cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Chiều 24/2, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2020 và Tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Một khu chợ nằm ngay vị trí trung tâm của thành phố Kon Tum, được đầu tư bài bản, nhưng sau đó lại cho thấy những bất cập và vẫn không “giữ chân” được tiểu thương, chính điều này khiến không ít người bày tỏ lo ngại cho “số phận” của các chợ được xây dựng sau.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ thị trấn Măng Đen (trước đây là Đảng bộ xã Đăk Long, huyện Kon Plông) đã có Nghị quyết số 01-NQ/ĐU, ngày 6/5/2015 về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đặt ra tiêu chí phấn đấu xây dựng 3 thôn: Kon Pring, Kon Vơng Kia 1, Kon Vơng Kia 2 phát triển du lịch cộng đồng để làm phong phú thêm các loại hình du lịch trên địa bàn, nhằm góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo thu nhập cho người dân để giảm nghèo bền vững.
Với khát vọng tạo nên một thương hiệu mang “hơi thở” núi rừng Kon Tum, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm chấp nhận bị gọi là “khùng”, dồn thời gian, tiền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.
Thời gian qua, dịch bệnh Covid -19 xảy ra ở các nước trên thế giới (trong đó có nước ta) đã tạo ra những hệ lụy về kinh tế - xã hội, khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, thu nhập của một bộ phận dân cư vì thế cũng giảm theo. Trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, hàng quán ế ẩm, phụ huynh bối rối với việc trông giữ con trẻ là những hệ lụy trước mắt do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sáng 21/2, tại Cục Quản lý thị trường tỉnh, Hội đồng xử lý tang vật tỉnh tổ chức tiêu hủy các mặt hàng vi phạm hành chính bị các đội Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh tịch thu từ các năm 2017, 2018.
Chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép khởi công xây dựng, thế nhưng, chủ đầu tư Dự án thủy điện Đăk Psi 6 (gọi tắt là Dự án) là Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Đăk Psi 6 (gọi tắt là Công ty) vẫn ngang nhiên san lấp mặt bằng, gây thiệt hại tài sản của người dân.
Năm 2019 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị ở địa phương, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, huyện Đăk Tô đạt được những thành quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, kinh tế địa phương tiếp tục có sự tăng trưởng khá, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề và động lực để Đăk Tô tiếp tục vươn lên.
Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, thương lái hạn chế thu mua, giá cả xuống thấp. Để góp phần giúp người trồng dưa tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư, ngành Công thương phối hợp với Siêu thị Co.op Mart Kon Tum triển khai chương trình hỗ trợ “giải cứu” dưa hấu cho người dân.
Trong nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Kon Rẫy tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; các đoàn thể chính trị ở cơ sở và người dân vào cuộc tích cực, quyết liệt với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp đã đem lại hiệu quả. Nhờ thế, sau 10 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, bộ mặt kinh tế- xã hội khu vực nông thôn của huyện Kon Rẫy có nhiều đổi thay.
Trong 32 năm qua, Agribank Kon Tum không ngừng nỗ lực để đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phù hợp nhu cầu khách hàng. Sự tin yêu của khách hàng dành cho Agribank Kon Tum cùng sức mạnh nội lực đã giúp cho ngân hàng này phát triển bền vững qua thời gian.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2018 đến nay, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đã tập trung rà soát, tham mưu điều chỉnh, tháo gỡ các quy hoạch treo ở khu dân cư. Qua đó, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở và tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền sở hữu đất đai đúng theo quy định pháp luật.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.