Con đường đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững còn dài và còn nhiều gian nan. Ngay từ lúc này, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cần khẩn trương bắt tay vào triển khai nhiệm vụ của năm 2021, với quyết tâm “vượt lên chính mình”, bám sát thực tiễn, hành động quyết liệt. “Vượt qua gian nan, lập nên kỳ tích” tiếp tục là mục tiêu hướng tới.
Với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là yếu tố không thể thiếu. Thực tế đã chứng minh, những công ty, hợp tác xã, trang trại của các doanh nghiệp và của cá nhân nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đều đạt hiệu quả cao khi tiết kiệm được chi phí, chủ động được kế hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Còn chưa đầy 2 tháng là tới Tết Nguyên đán Tân Sửu. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân trong “mùa cao điểm”, ngành Công thương phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kịp thời triển khai phương án dự trữ, cung ứng, bình ổn giá phục vụ thị trường Tết.
Không chỉ sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên thú vị và đẹp mắt, Kon Tum còn có lợi thế là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử đã tạo nên những “mỏ vàng” quý giá để khai thác các loại hình du lịch. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành cơ hội thì du lịch Kon Tum không thể bằng lòng với những gì đang có.
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn huyện Kon Plông mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà màng thay cho phương pháp sản xuất truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 15/12, thông tin từ Sở Giao thông Vận tải, đến nay đơn vị thi công đã hoàn thành công tác lắp đặt cầu thép Benlay nối thông hai bờ sông trên tuyến đường vào xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy). Các phương tiện đã đi lại bình thường.
Được ví như “vương quốc” dược liệu, với nhiều loài dược liệu quý hiếm, nhưng do nhiều nguyên nhân mà kinh tế dược liệu vẫn chưa có đóng góp tương xứng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Làm thế nào để nâng cao giá trị dược liệu, chế biến sâu, có giá trị cao thay vì xuất dược liệu thô đang là trăn trở của các cấp, các ngành.
Cử tri trong tỉnh phản ánh, thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của hộ vay, giúp các hộ vay phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Đến với mô hình phát triển kinh tế của ông Hoàng Văn Nhiệm (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), tôi rất ấn tượng với khu nhà màng trồng cà chua được đầu tư xây dựng bài bản trên diện tích 1.000m2. Ở đây, cà chua được chăm bón tự động hóa, đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in tiếng cười hào sảng của ông Tư Hoành- một lão nông tri điền ở xã Đoàn Kết khi “khoe” rằng, mấy năm nay ông nhàn hẳn, bởi gần như 100% các khâu trong “quy trình sản xuất” đều có máy móc thay sức người.
Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) mới được triển khai trên địa bàn tỉnh khoảng 2 năm nay, nhưng đã đạt những kết quả đáng mừng. Chương trình đã thực sự khơi dậy khát vọng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao của nông dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
Sau những ngày mưa dầm, thời tiết chuyển sang mùa khô. Trên các vườn cà phê ở Đăk Mar, Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà... (huyện Đăk Hà), người dân bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên, người trồng cà phê năm nay không vui vì giá nhân công thu hái tăng, cà phê mất mùa, mất giá.
Hợp tác xã (HTX) nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng ở tỉnh ta những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra 3 lĩnh vực đột phá: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình; Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (đô thị, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ). Đúng, trúng và cần thiết, 3 lĩnh vực đột phá được kỳ vọng tạo động lực hoàn thành các mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Nông dân trên địa bàn tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch cà phê mới, song giá cà phê trên thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày ảm đạm. Chưa hết, sản lượng thu hoạch sụt giảm; nhân công thu hái khan hiếm, đắt đỏ khiến hầu hết người trồng cà phê lao đao.
Cùng với các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 năm 2020, tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng liên tiếp hứng chịu các cơn bão (số 5, số 6, số 9, số 12), áp thấp nhiệt đới, gây lũ lụt, sạt lở đất, thiệt hại lớn về kinh tế, sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Xuân Tiến ở thôn 4 (xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) đã tích cực lao động sản xuất, từ hộ nghèo vươn lên trở thành hộ khá giàu.
Thành phố Kon Tum đang xây dựng mô hình điểm trồng chuối tiêu hồng trên diện tích hơn 20ha tại thôn Plei Sa, xã Ia Chim. Đây là mô hình được thành phố thí điểm để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với thực hiện cánh đồng mẫu lớn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Kon Tum là địa phương có diện tích rừng lớn, do vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, những người làm trong ngành lâm nghiệp của tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm và sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.