Tu Mơ Rông được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều loài dược liệu và đây được xem là ”thủ phủ” dược liệu của tỉnh Kon Tum. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, Tu Mơ Rông không chỉ chú trọng bảo tồn, phát triển vùng diện tích mà còn từng bước nâng cao giá trị cho thương hiệu dược liệu của huyện vươn xa.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với anh Hà Tiến - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà tuy ngắn gọn nhưng cởi mở. Lẽ dĩ nhiên không ngoài những bàn thảo về sự kiện Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý Cà phê Đăk Hà và những việc cần làm để phát huy giá trị chỉ dẫn “quý hơn vàng” ấy, cũng như những thành công bước đầu trong triển khai Chương trình OCOP.
Kon Tum có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS tại chỗ. Chính vì thế, trong những năm qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh có nhiều đầu tư trong việc khai thác bản sắc văn hóa để làm du lịch, qua đó góp phần giúp một bộ phận người dân tăng thu nhập, tiến tới giảm nghèo bền vững.
Từng nghe nói về sản xuất nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là sản xuất hữu cơ) và vào vườn cây ăn quả sản xuất hữu cơ của ông Bùi Văn Quyển, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, tôi thật sự mãn nhãn trước những hàng sầu riêng, mít Thái sum sê xanh tốt như lạc vào mê cung. Vườn cây 20 ha của ông Quyển đang thu hút sự quan tâm của người dân trong vùng và đây còn là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Ngày mùng 3 Tết Tân Sửu 2021, nhiều tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố Kon Tum đã mở cửa bán hàng trở lại. Hoạt động mua bán trong phiên chợ đầu năm diễn ra khá đơn giản, nhanh gọn và rất vui vẻ, thân thiện. Người bán chủ yếu mở hàng lấy may, còn người mua mong chút lộc đầu Xuân.
Vẫn là những sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương, nhưng từ khi các doanh nghiệp, người dân bắt tay sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP thì giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh được nâng cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng. Với “tấm vé thông hành” là các sản phẩm OCOP được xếp hạng sao, những người sản xuất có điều kiện thực hiện khát vọng đưa nông sản Kon Tum vượt khỏi “ao làng”, vươn ra thị trường lớn.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững. Trong đó xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; chủ động, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đến tìm hiểu, đầu tư các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.
Dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát và có những diễn biến phức tạp đúng vào thời điểm giáp Tết. Do đó, để đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu Tết của người dân cũng như ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh, ngành Công thương và các cơ sở kinh doanh, siêu thị đã có những phương án để bình ổn thị trường. Nhờ đó, thị trường hàng hóa vẫn dồi dào, ổn định, không có tình trạng người dân tích trữ hàng hóa như một vài đợt dịch trước.
Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình hợp tác xã để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản là chủ trương được tỉnh ta triển khai từ năm 2018. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiến hành nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn các ngành hàng, sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để thực hiện chủ trương trên.
Ngày 30/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác kinh doanh năm 2020 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2021.
Năm mới 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta nỗ lực hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, quyết tâm hơn nữa cho khát vọng vươn tới tầm cao mới.
Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ngọc Hồi đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tích cực lao động, sản xuất để vươn lên làm giàu, đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Bởi vậy, thời gian qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hướng đến và bước đầu mang lại những kết quả tích cực.
Sáng 23/1, Sở Công thương tổ chức khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tại số 70 đường Lê Hồng Phong (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum).
Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kon Rẫy tích cực phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn triển khai hiệu quả các điểm giao dịch tại cơ sở. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
“Tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng, cây cà phê xứ lạnh không chỉ giúp bà con vùng Đông Trường Sơn xóa đói, giảm nghèo, mà còn đem lại cơ hội vươn lên làm giàu”. Câu nói của Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Chương trong chuyến đi khảo sát thực tế triển khai Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông làm tôi nhớ mãi.
Theo lời giới thiệu từ Hội Cựu chiến binh huyện Ngọc Hồi, chúng tôi đến xã Đăk Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông) gặp ông Đặng Văn Phùng – một hội viên cựu chiến binh làm kinh tế giỏi từ việc phát triển chăn nuôi heo theo mô hình khép kín.
Thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP)”, UBND huyện Kon Plông xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến Đề án đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX); công khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm đặc trưng, đáp ứng tiêu chí công nhận sản phẩm OCOP.
Nhằm ổn định thị trường hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thời điểm này, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, cộng đồng với bản sắc riêng của Kon Tum là hướng đi được tỉnh ta lựa chọn trong những năm gần đây và đang khẳng định hiệu quả. Nhằm tạo đột phá về du lịch, các cấp, các ngành của tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội để đưa du lịch phát triển đúng hướng là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.