• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại, bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp    Bế mạc Hội nghị Trung ương 15 khóa XII    Khai mạc Hội nghị Trung ương 15 khoá XII    Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021    Phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng   

Kinh tế

Tiếp nối truyền thống ngành Lâm nghiệp

28/11/2020 06:03

Kon Tum là địa phương có diện tích rừng lớn, do vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, những người làm trong ngành lâm nghiệp của tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm và sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Diện tích rừng lớn mang lại giá trị nhiều mặt về kinh tế, phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là tiềm năng to lớn, thế mạnh để khai thác, sử dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh một cách bền vững.

Nhận thức được những lợi thế đó, tập thể cán bộ, nhân viên công tác trong ngành Lâm nghiệp của tỉnh luôn nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đưa ra nhiều giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

Hỗ trợ người dân trồng dược liệu dưới tán rừng. Ảnh: Đ.T

 

Đó là các giải pháp, tăng cường cán bộ kiểm lâm về cơ sở để hỗ trợ kiểm lâm địa bàn đối với những xã có diện tích rừng lớn và quản lý chặt chẽ các diện tích rừng thích hợp cho việc trồng cây dược liệu nhằm giúp người dân phát triển kinh tế của Chi cục Kiểm lâm tỉnh; áp dụng công nghệ viễn thám và GIS vào các hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng và giám sát hoạt động của các Trạm quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray; thực hiện phương châm bảo vệ rừng tận gốc của Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy; làm tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt, tiếp nhận thông tin sau đó phân tích, nhận định, dự đoán, dự báo các điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham; thực hiện hiệu quả công tác trồng, chăm sóc rừng và phát triển cây dược liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô; lắp đặt camera theo dõi tại Trạm liên ngành quản lý bảo vệ rừng trên Quốc lộ 14C của huyện Ia H’Drai…

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, ngành Lâm nghiệp tỉnh còn tập trung nghiên cứu, tổ chức các cuộc họp, thảo luận và đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương như: Xây dựng phương án tận dụng hoặc không tận dụng gỗ của các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; phương án sử dụng gỗ tịch thu do vi phạm pháp luật; giải pháp sắp xếp, di dời triệt để các xưởng chế biến gỗ, cơ sở mộc dân dụng vào các khu, cụm công nghiệp; giải pháp quản lý và xử lý việc sử dụng hồ sơ, hóa đơn của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ; giải pháp quản lý, xử lý phương tiện xe độ chế.

Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp được các lực lượng chức năng phát hiện là hơn 320 vụ với khối lượng gỗ vi phạm trên 1.100 m3 (giảm số vụ và khối lượng gỗ vi phạm so với cùng kỳ năm 2019); ngăn chặn và triệt phá 45 điểm nóng về vi phạm Luật Lâm nghiệp; tiếp nhận và cứu hộ 66 cá thể động vật hoang dã từ người dân và cơ quan chức năng trong, ngoài tỉnh; thực hiện khoán bảo vệ rừng 216.701,22ha; trồng được 719ha rừng; trồng 62.378 cây phân tán; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 374,98ha…

Cán bộ lâm nghiệp cùng người dân đi tuần tra rừng. Ảnh: Đ.T

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh vẫn gặp phải một số khó khăn như: diện tích rừng phân bố trên địa bàn rộng lớn, địa hình hiểm trở; các đối tượng vi phạm ngày càng manh động và tinh vi, trong khi đó lực lượng bảo vệ rừng mỏng, có nơi cán bộ bảo vệ rừng tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm; việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư cho công tác phát triển rừng, chế biến và xuất khẩu lâm sản vẫn còn nhiều hạn chế…

Do vậy, trong thời gian tới, ngành Lâm nghiệp tỉnh tiếp tục tập trung khắc phục khó khăn, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ với phương châm: “Trách nhiệm, quyết liệt, kỷ cương, chính xác, kịp thời và hiệu quả”; lấy công tác tuyên truyền, vận động làm trọng tâm; xử lý các đối tượng vi phạm và các cán bộ thực thi nhiệm vụ để xảy ra vi phạm; tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan; nâng cao công tác quản lý quy hoạch lâm nghiệp, giao rừng và cho thuê rừng…

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết
  • Tạo đột phá trong phát triển du lịch
  • Để rừng mãi xanh
  • Hiệu quả mô hình luân chuyển vốn ở Đăk Hring
  • Đăk Hà: Gỡ khó trong thực hiện OCOP
  • Ia Đal: Đột phá từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
  • Chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu nông nghiệp
  • Chuyển biến sau 2 năm thực hiện Chương trình OCOP
  • Đăk Tô xây dựng cánh đồng lớn
  • Triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2021
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thầy giáo tận tâm “gieo chữ” vùng cao
  • Làng nghề vào Tết
  • Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết
  • Sẻ chia nỗi lo Tết đến
  • Tình bạn!
  • Cán bộ Mặt trận tiêu biểu làm theo lời Bác
  • Sáng kiến của cậu học trò đam mê sáng tạo
  • Nắng xuân sẽ về

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by