Trong những năm gần đây, việc thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo đột phá về nguồn lực tài chính để bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với đó, chính sách này cũng đang góp phần phục hồi và làm giàu tài nguyên rừng.
“Trong thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiều mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IV đề ra. Trong nhiệm kỳ tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đẩy mạnh xây dựng Liên minh HTX tỉnh vững mạnh; thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên”- ông Nguyễn Lâm Cảnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với PV Báo Kon Tum trước thềm Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều 10/11, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Công thương, Công ty Điện lực Kon Tum tổ chức Hội thảo Phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật về phát triển năng lượng điện mặt trời phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thành phố Kon Tum đã huy động và tranh thủ mọi nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, góp phần từng bước làm cho thành phố phát triển nhanh, hiện đại và văn minh.
Vài năm trở lại đây, do giá cả một số mặt hàng nông sản, nhất là cà phê, cao su xuống thấp nên nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà chủ động chuyển hướng sang canh tác một số loại cây trồng khác; trong đó, trồng cây ăn trái là hướng đi được nhiều nông dân ưu tiên lựa chọn.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi phát động nhiều phong trào thi đua trong nông dân, nổi bật là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (NDSXKDG).
Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô cắt giảm tương đối mạnh, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn rẻ để giảm sâu mặt bằng lãi suất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn cũng được kéo giảm tương ứng.
Chiều 3/11, ông Lê Đình Giáp- Giám đốc Điện lực Kon Plông cho biết, đến nay, Điện lực Kon Plông đã khắc phục xong và cấp lại điện cho 100% khách hàng bị ảnh hưởng mất điện do cơn bão số 9 gây ra.
Là 1 trong 3 phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã phát huy hiệu quả trong thực tế ở tỉnh ta, giúp người nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Ðại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ðảng bộ thành phố Kon Tum đề ra chỉ tiêu: tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao có liên kết chuỗi giá trị (không tính diện tích cây cao su) đạt 10% trở lên. Ðể thực hiện chỉ tiêu này, hiện nay, thành phố đang triển khai mục tiêu kép: vừa tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Sa Thầy có tiềm năng rất lớn về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa dân tộc, lợi thế về diện tích mặt nước lớn. Với thế mạnh ấy, Đảng bộ, chính quyền huyện Sa Thầy đang đề ra nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch và nuôi trồng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm tới.
Triển khai từ tháng 5/2019, dự án nuôi gà Lương Phượng sinh sản hướng thịt với sự tham gia của các hộ dân ở thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà đến nay đã mang lại kết quả bước đầu khả quan. Hầu hết đàn gà của các hộ dân đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ đẻ và nở đạt yêu cầu đề ra.
HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Rạng Đông (HTX NNTMDV Rạng Đông) - Trụ sở tại thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô được thành lập cách đây gần 3 năm với 9 thành viên (ở thị trấn Đăk Tô, xã Diên Bình, Tân Cảnh) chuyên sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực như trồng cà phê, cao su, rau sạch, trồng cây ăn quả… Các thành viên của HTX cùng nhau thi đua lao động sản xuất, quyết tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm để khẳng định mình.
Quê ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ nhỏ, chàng thanh niên Nguyễn Đình Đức (32 tuổi, Trưởng thôn 12, xã Đăk Tờ Re) theo gia đình vào lập nghiệp ở huyện Kon Rẫy. Không cam chịu cảnh nghèo, với ý chí quyết tâm và sự cần cù lao động, chàng thanh niên trẻ đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp “Vườn - Ao - Chuồng” mang lại thu nhập ổn định mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó phải kể đến việc phát triển hình thức nuôi cá lồng bè là một trong những giải pháp tích cực, tận dụng mặt nước tự nhiên sẵn có (sông, suối, hồ chứa thủy lợi…) được ngành Nông nghiệp và các địa phương chú trọng hướng dẫn, khuyến khích để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập người dân.
Tại buổi làm việc với Đảng ủy xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei vào tháng 6/2020, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Hoong nỗ lực, phấn đấu giảm 10% hộ nghèo trong năm 2020. Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, xã Mường Hoong triển khai nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm lâm luật trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ngành liên quan và UBND các xã trong huyện triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Để hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi, đề phòng phát sinh dịch bệnh, huyện Sa Thầy đã chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn trong huyện triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, trong đó chú trọng tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ sinh học trên cây trồng thay thế phương pháp truyền thống đang là hướng đi mới của mỗi doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, chất lượng và hiệu quả.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.