Năm nào cũng vậy, mặc dù ngành chức năng tăng cường mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, nhưng vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó nguy cơ tai nạn giao thông tăng. Nhẹ thì va quệt nhỏ, xây xước chân tay; nặng thì nằm viện vài ngày, xe hư hỏng nặng, thậm chí có người bị nặng quá trở thành tàn phế, rồi tử vong.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (từ 10-16/2/2021), trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, không xảy ra tai nạn giao thông. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh ta không xảy ra tai nạn giao thông trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Ngày 4/2, Toà án nhân dân huyện Ngọc Hồi đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 8 bị cáo gồm: A Vệ (sinh năm 1989), A Ten (sinh năm 1991), Bloong Thúc (sinh năm 1996), Mạc Dé Luông (sinh năm 1996), A Tứ (sinh năm 1992), A Tuấn (sinh năm 2001) trú tại thôn Đăk Răng; Un Thung (sinh năm 1995) trú tại thôn Đăk Hú, xã Đăk Dục và Đinh Trường Nam (sinh năm 1985) trú tại thôn Long Zôn, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi về tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo quy định tại Khoản 2, Điều 232 Bộ Luật Hình sự.
Ngày 26/1, Tòa án nhân dân huyện Đăk Tô mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” đối với 5 bị cáo gồm: Phạm Ngọc Quang - sinh năm 1996, cư trú tại xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; Chu Văn Hợp - sinh năm 1976, cư trú tại xã Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai; Tô Văn An - sinh năm 1982, trú tại xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai; Đặng Vũ Tú - sinh năm 1971 và Nguyễn Văn Khường - sinh năm 1976, cùng trú tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi.
Chiều 20/1, Đồn Biên phòng (ĐBP) Sê San bàn giao đối tượng Đinh Xuân Huỳnh và tang vật gồm 1 xuồng máy vỏ sắt, 2 xe máy và 286kg pháo nổ cho Công an huyện Ia H’Drai tiếp tục điều tra làm rõ. Đây là đối tượng và tang vật bị bắt giữ trong 2 vụ vận chuyển trái phép pháo nổ từ Campuchia vào Việt Nam tiêu thụ trong 2 ngày 19-20/1.
Khoảng 10h30h ngày 10/1, tại km 1538+ 400 đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn 6, xã Đăk La (huyện Đăk Hà) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người tử vong tại chỗ.
Năm 2020, mặc dù các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nhưng tình hình tai nạn giao thông (TNGT) vẫn diễn biến phức tạp, tăng cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Thực tế đó đòi hỏi ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương cần nghiên cứu có giải pháp đồng bộ hơn, quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Ngày 23/12, Tòa án nhân dân huyện Đăk Tô mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô đối với 7 bị cáo: A Thiết, A Côn, A Dẽo, A Tấn, A Bảo, A Thét, A Ris (đều trú tại xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi).
Sáng 10/12, tại xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi), Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa lưu động, xét xử công khai vụ án hình sự đối với Hà Văn Ân về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trưa 8/12, chiếc xe đầu kéo biển kiểm soát 82H-00084, kéo theo rơ mooc biển kiểm soát 82R-00114 chở đầy bột mì (chưa rõ danh tính lái xe) đang lưu thông trên Tỉnh lộ 675 đến địa phận xã Kroong (thành phố Kon Tum) thì bất ngờ bị lật nghiêng bên vệ đường. Rất may, tài xế không bị thương nhưng toàn bộ bột mì bị đổ xuống đường.
Cuối năm, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh nên tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng. Vì thế, ngành chức năng của tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm làm tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn.
Sáng 27/11, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội thi tuyên truyền an toàn giao thông tỉnh Kon Tum lần thứ VI/2020 với chủ đề “Đã uống rượu bia không lái xe”.
Khoảng 8 giờ sáng 23/11, xe khách giường nằm biển kiểm soát 12B – 007.08 (nhà xe Tuấn Viết, chưa rõ người điều khiển) lưu thông trên đường Phan Đình Phùng, đoạn qua nội thị thành phố Kon Tum theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến bùng binh cầu Đăk Bla xe rẽ vào cây xăng bên phải đường để tiếp nhiên liệu.
Thời gian qua, bão lũ liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền Trung với phạm vi rộng, cường độ rất mạnh và gây ra thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Lợi dụng việc cả nước chung tay chia sẻ thiệt hại, đau thương cùng đồng bào miền Trung, một số cá nhân, tổ chức đã sử dụng mạng xã hội để tung tin thất thiệt.
Ông Nguyễn Quảng- Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Quản lý đường bộ Kon Tum cho biết, sau nhiều nỗ lực khắc phục, đến 10h ngày 14/11, tuyến đường Trường Sơn Đông qua địa bàn tỉnh Kon Tum đã thông xe toàn tuyến, các phương tiện giao thông đi lại bình thường.
Chiều 13/11, Công ty cổ phần Xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kon Tum cho biết, sau 2 ngày nỗ lực khắc phục, Tỉnh lộ 673 (đi các xã Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, huyện Đăk Glei) và Tỉnh lộ 676 (đi các xã Đăk Ring, Đăk Nên, Măng Bút, Đăk Tăng, huyện Kon Plông) đã được thông tuyến, giao thông đảm bảo đi lại bình thường.
Tai nạn giao thông đã, đang để lại nỗi đau và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ mất cha, vợ mất chồng, cuộc sống gia đình rơi vào túng quẫn khó khăn... Tất cả đều do tai nạn giao thông mà điều đó đáng lẽ đã không xảy ra nếu mỗi chúng ta chấp hành đúng luật, ứng xử văn hóa, nhường nhịn khi tham gia giao thông.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.