Trong số 367 lò thủ công của 194 cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung đang hoạt động trên địa bàn thành phố Kon Tum, có 128 lò ngoài quy hoạch, tập trung ở xã Hoà Bình, Đăk Blà, Kroong và Ngọk Bay.
Những ngày qua trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơn mưa đầu mùa trên diện rộng tại hầu hết các địa phương. Đây được xem là những cơn mưa “vàng” không chỉ làm “hạ nhiệt” cái nắng oi bức, mà còn góp phần cung cấp lượng nước quan trọng cho cây trồng, giúp nông dân giảm được rất nhiều chi phí bơm tưới.
Ngày 23/3, UBND tỉnh vừa ra Quyết định 211/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao tại Tiểu khu 482, thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông của Công ty TNHH MTV Nông trại sinh học Việt Nam.
Trước đây, người nông dân Đăk Tô chỉ biết gắn bó với cây lúa, cây mì, cây bắp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực, mở hướng thoát nghèo bền vững...
Theo kế hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 4 vùng và 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến năm 2030 đạt 25-30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; mỗi huyện có 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khép lại chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, mục tiêu xây dựng thành phố Kon Tum đạt 70% tiêu chí đô thị loại II đã về đích đúng hẹn. Tuy vậy, phấn đấu xây dựng thành phố thành đô thị loại II theo Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, thành phố Kon Tum còn đối mặt với không ít khó khăn, thử thách cần vượt qua.
Huyện Đăk Hà đang phải đối mặt với một thực trạng đáng buồn xuất phát từ ý thức của người dân, đó là việc vứt rác bừa bãi làm tắc nghẽn dòng chảy hệ thống kênh mương, gây ô nhiễm môi trường sống; hay tự ý đục phá kênh mương thủy lợi để dẫn nước về ruộng của gia đình…
Chiều 23/3, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì hội nghị.
Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã đi vào chiều sâu, có sức lan toả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Ngày 22/3, Chi cục Quản lý thị trường và Tổ Công tác liên ngành 389 tỉnh tổ chức kiểm tra Công ty CP Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum và một số cơ sở tại huyện Đăk Tô có mua, bán sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Năm 2014, huyện Sa Thầy tiếp cận dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững PRPP (giai đoạn 2014-2017) do Cộng hòa Ai Len tài trợ. Sau 3 năm triển khai dự án, 55 hộ nghèo của 2 xã Sa Bình và Ya Xiêr được chọn hỗ trợ tham gia mô hình nuôi bò sinh sản theo hình thức luân chuyển vốn. Mô hình này phát huy hiệu quả trong thực tế khi triển khai...
Sau rất nhiều nỗ lực, huyện Kon Plông đang dần hình thành một vùng sản xuất rau, hoa xứ lạnh an toàn. Tại đây đã có một lượng lớn rau, củ quả sạch cung cấp ra thị trường và đời sống của hàng chục hộ nông dân bắt đầu được cải thiện bằng thu nhập từ trồng rau, củ quả.
Với nhận thức đúng và với sự chỉ đạo, kiểm tra có hệ thống từ trên xuống cơ sở, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Đăk Tô được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và được lồng ghép từ các chương trình, dự án khác tạo sức mạnh tổng hợp giúp thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống người dân.
Những năm qua, với nhiều chương trình, chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh, thương mại, dịch vụ ở khu vực nông thôn, trong đó có vùng sâu, vùng xa không ngừng được mở rộng, hệ thống kênh phân phối hàng hoá từng bước được hình thành. Từ đó, tạo điều kiện để người dân trao đổi hàng hoá, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo động lực để các địa phương phát triển kinh tế - xã hội…
Vinh Quang là xã được thành phố Kon Tum chọn “về đích” nông thôn mới vào năm 2018. Để đảm bảo lộ trình đề ra, bên cạnh việc kêu gọi nhân dân phát huy nội lực, địa phương cũng tích cực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và xã hội cho mục tiêu này nhằm phấn đấu cuối năm 2017 cơ bản hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Đi trên những con đường được trải bê tông phẳng phiu, sạch đẹp, tôi cảm nhận rất rõ mạch sống mới trỗi dậy trên vùng đất Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà). Vẫn là lúa gieo dưới ruộng, cà phê trồng trên rẫy, vẫn là heo nuôi trong chuồng, cá thả ngoài ao, nhưng Đăk Ngọk đang bước vào ngày mới với bức tranh nông thôn mang nhiều gam màu sáng...
Những năm gần đây, hệ thống các cửa hàng, cơ sở bán lẻ tư nhân đã vươn xa tới tận các thôn làng vùng xa xôi nhất trên địa bàn tỉnh. Dù còn những bất cập, nhưng không thể phủ nhận rằng, chính những cơ sở bán lẻ này đã góp phần cung ứng, tiêu thụ hàng hoá cho người dân vùng nông thôn, thúc đẩy giao lưu thương mại...
Sau hơn 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông) đã và đang thay đổi từng ngày, đời sống người dân được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, để hoàn thành lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 là một chặng đường dài đầy chông gai với một xã nghèo như Ngọc Tem…
Thời điểm này, bắt đầu bước vào mùa xây dựng, nhu cầu mua sắm các loại vật liệu xây dựng tăng cao. Trước sự đa dạng, phong phú của các mặt hàng vật liệu xây dựng, người tiêu dùng như đứng trước một “ma trận” về chủng loại, giá cả, mẫu mã.. Việc chọn loại vật liệu nào là cả một “bài toán khó” với không ít người tiêu dùng.
Trước tình hình thời tiết bất thường, từ năm 2014 đến nay, xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) đã chủ động chuyển đổi gần 18ha đất trồng lúa nước thường xuyên thiếu nước vào mùa khô sang trồng cỏ nuôi bò. Cách làm này đã giải quyết được những bất lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.