Trong những ngày qua, có lẽ điều làm tôi trăn trở nhất là hình ảnh anh nông dân ngồi lóng ngóng bán thịt heo bên đường. Người mua gặng hỏi nguồn gốc, anh cười như mếu: Heo nhà nuôi. Đến bao giờ người nông dân "nuôi con gì, trồng cây gì" mới hết khóc ròng nhìn sản phẩm tồn đọng, trông chờ các cuộc "giải cứu"?
Sau 3 tháng gieo trồng, người dân tại 3 xã Măng Bút, Ngọc Tem, Hiếu (huyện Kon Plông) đang hứng khởi thu hoạch gần 20ha cây bắp lấy thân để bán cho các doanh nghiệp làm thức ăn cho gia súc. Với năng suất ước tính từ 30-35 tấn và giá thành bao tiêu từ 500-700 đồng/kg, mỗi ha/vụ người dân thu về gần 20 triệu đồng, giá trị kinh tế cao hơn so với cùng diện tích trồng lúa, mì trước đây.
Nằm trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại năm 2017, tối 5/7, tại sân vận động huyện Đăk Tô, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại, Tư vấn công nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Hà Thanh Trí tổ chức khai mạc phiên chợ hàng Việt về huyện miền núi Đăk Tô.
Sáng 5/7, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2017, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính - Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Thời gian qua, giá heo hơi “tụt dốc” mạnh khiến nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn điêu đứng, huyện Ngọc Hồi đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để “giải cứu” đàn heo cho các hộ nông dân…
Nhu cầu xây dựng tăng, các điểm khai thác cát lậu bị đình chỉ, ngành chức năng thì ngưng cấp phép các điểm khai thác mới… đã khiến cho cát xây dựng trên địa bàn tỉnh trở nên khan hiếm. Cung giảm, cầu tăng đã đẩy giá cát liên tục tăng và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, hiện nay, tỉnh Kon Tum đang tiến hành cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Báo Kon Tum có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Bá Hạnh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh về tình hình thực hiện cuộc Tổng điều tra, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Hiện nay đang là thời điểm nhu cầu sử dụng phân bón cho các loại cây trồng của nông dân trên địa bàn tỉnh tăng cao. Điều đáng mừng là giá vật tư nông nghiệp vẫn bình ổn, song vấn đề mà nhiều nông dân thấp thỏm lo lắng chính là chất lượng các loại phân bón.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh, trong những năm qua, kinh tế hợp tác, nòng cốt là các HTX, các tổ hợp tác ngày càng phát triển và có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Mấy năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của thị trường, các điểm bán lẻ xăng dạng can, chai, cột bơm tay mini phát triển mạnh. Tình trạng kinh doanh xăng dầu trái phép này tồn tại phổ biến ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; thế nhưng các ngành chức năng lại đang rất lúng túng trong việc quản lý.
Theo thông tin từ Sở Công thương, có 10 đơn vị kinh doanh đã đăng ký dự trữ hàng hoá và sẵn sàng cung ứng các hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa bão.
Tối 27/6, tại Trung tâm Văn hoá huyện Ngọc Hồi, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại, Tư vấn công nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Hà Thanh Trí tổ chức khai mạc phiên chợ hàng Việt về huyện biên giới Ngọc Hồi.
Sau một thời gian đề cử, bình chọn, tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam năm 2017, trong đó, sản phẩm sâm Ngọc Linh đã lọt vào danh sách này.
Nỗ lực giải bài toán giảm nghèo, những năm gần đây, với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, 2 xã Mường Hoong, Ngọc Linh đã giúp bà con tiếp cận các nguồn vốn; chú trọng xây dựng, triển khai các đề án cây trồng phù hợp; tập huấn nâng cao năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức cho người nghèo.
Hồ thuỷ lợi Đăk Hniêng (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) có diện tích mặt hồ không lớn lắm, chỉ khoảng 300 ha. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, người dân nơi ngã ba Đông Dương này đã biết tận dụng lợi thế lòng hồ khai thác, đánh bắt cá để có thêm thu nhập cải thiện bữa ăn gia đình.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi đất trồng lúa bị hạn nặng sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum) đã thử nghiệm chuyển đổi gần 2ha đất trồng lúa 1 vụ sang sản xuất rau an toàn. Sau 1 năm thử nghiệm, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân trên địa bàn đa dạng hóa các loại cây trồng, nâng cao thu nhập.
Trong bối cảnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì những doanh nghiệp như Công ty CP Đường Kon Tum, Công ty CP Thực phẩm và Dược liệu Măng Đen, Công ty TNHH Sơn Trung Du đang liên kết với nông dân sản xuất mía, bắp, dược liệu và bao tiêu sản phẩm…, cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Trước những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong những năm gần đây, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô chủ động phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, các cơ quan chức năng, chủ rừng, cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản thi nhau rớt giá, sản phẩm làm ra bị ùn ứ không tiêu thụ được khiến người nông dân lao đao. Để chia sẻ khó khăn với người nông dân, những chiến dịch giải cứu nông sản liên tục được phát động: Giải cứu chuối, dưa hấu, heo... và giờ đây có lẽ là “giải cứu chanh dây”.
Không còn cảnh đìu hiu, trơ trọi những mái nhà tái định cư, nay làng chài Đăk Wơk Yôp, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã ngập tràn sức sống. Bên những ngôi nhà, cà phê, đậu phộng, mì đã xanh mướt; trên con đường nhựa trải dài, xe cộ qua lại tấp nập. Sáng sớm, người người đã ới nhau bán cá rồi tay cuốc, tay rựa ra đồng làm việc, bắt đầu một ngày mới rộn ràng.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.