• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Ghi chép - Phóng sự

Phố nhỏ bên sông

14/11/2014 09:05

Có người bạn tôi, một người thành đạt ở thành phố lớn náo nhiệt phương Nam, có lần ghé thăm đã thốt lên: Cho tao ở lại đây đi, tao đổi hết những gì có ở nơi tao sống. Ở đây sao mà bình yên, thanh thản quá đi.

Ơ hay, thường ngày tôi nghe xung quanh những lời than thở. Nào là chưa xứng tầm, nào là đường sá nhỏ bé quá, là buồn, vắng vẻ quá, chưa phát triển… Toàn những lời chê bai, ca thán. Cả tôi nữa, tôi cũng nhiều khi không hài lòng với đô thị nhỏ bé nơi mình đang sống. Tôi mong nó phải hoành tráng hơn, đông đúc hơn, náo nhiệt hơn.

Bạn tôi giải thích bằng những câu hỏi:

  • Ở đây có bao giờ kẹt xe không?
  • Có bao giờ mất nước hàng tuần liền không?
  • Có phải khư khư nắm chặt điện thoại, túi xách và nơm nớp lo cướp giật mỗi khi ra đường không?
  • Có bao giờ rét cắt da cắt thịt hay nắng cháy tóc không?

Bạn chầm chậm bước qua từng con phố nhỏ, ngắm nhìn dòng sông êm đềm trôi qua phố, hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai tươi mới, hòa vào dòng người ra chợ khi mặt trời chưa mọc. Chợ trung tâm có đủ sản vật, hàng hóa. Đặc biệt dễ thương là người bán không bao giờ nói thách quá đáng, nếu có thì một chút đỉnh để người mua yên lòng là đã trả giá, đã bớt được chút rồi. Khách mua, người bán vui, khách không mua cũng… vui. Không chút trách móc, cãi cọ, đôi co. Có khi chỉ vài chục ngàn, khách mua được cả gùi bắp nếp non, đem về luộc đãi cả xóm. Ăn từng hạt bắp thơm ngọt mà rưng rưng. Chừng đó bắp, phải trỉa cả đám đất, rồi chăm sóc, rồi chờ đợi mấy tháng trời ròng rã, rồi hái, rồi gùi ra chợ bán. Rất nhiều vất vả. Bao nhiêu gùi bắp thì mua được cái điện thoại Iphone nhỉ?

Dòng sông Đăk Bla êm đềm trôi qua thành phố. Ảnh: Thế Binh 

 

Buổi trưa, đi dưới hàng cây đường Phan Chu Trinh, cảm nhận được phố ồn ào hơn một chút. Cũng còi xe inh ỏi, cũng tất bật, rộn ràng như bao thành phố, ấy là khi tan sở, tan trường. Một lát rồi thôi, cả thành phố lại im ắng chìm trong giấc trưa ngái ngủ.  Khi hoàng hôn buông xuống, một vài cái xe bò lúc lắc, thong thả chở mía, chở mỳ về làng. Bò sóng đôi lững thững bước, người cũng chẳng vội, tay phe phẩy cái roi dài đuổi ruồi, miệng huýt sáo. Xe bò chung đường với xe hơi, xe gắn máy, trông ngồ ngộ. Mùa mưa, vào cữ ba bốn giờ chiều, cơn mưa ào ạt đến, gội sạch từng tán cây, ngọn cỏ. Thành phố rũ sạch bụi bặm, bước vào chiều trong tiếng nước chảy róc rách, róc rách và tiếng trẻ nô đùa.

Rồi bạn đứng trầm mặc trước Nhà thờ Gỗ, mường tượng một quá khứ đã xa, ấy là năm 1913, khi mà cha cố người Pháp còn quản Kon Tum, đưa kiến trúc Ro-man kết hợp nhuần nhị với kiến trúc nhà sàn của đồng bào Ba Na, thành một công trình vững chãi, vừa hiện đại, vừa vô cùng đặc sắc Tây Nguyên, tuyệt tác này như thách thức thời gian. Cứ tưởng tượng hơn một trăm lẻ một năm đã qua nơi ngôi nhà này. Một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời khi thánh đường này được xây dựng thì đứa trẻ đó giờ đã là một lão già thượng thọ, tóc bạc phơ, râu dài tới rốn. Còn ngôi nhà vẫn vậy, thanh thoát, kiêu hãnh đứng đó, khiến thời gian phải ngã mũ chào.

Buổi tối, từng con phố lên đèn, quán cà phê dìu dặt một bài ca. Một ly cà phê đen nơi quán nhỏ bên sông, ngắm dòng người đi lại, từng tốp thanh niên chạy xe vút qua cầu, ba bốn người vẫn âm thầm ôm cần câu phía dưới cầu, vài ba chị béo ú tong tả đi bộ... Cà phê ở đây đặc biệt thơm, phải ngồi lâu, nghe từng gọt từng gọt mới cảm được hết hương thơm len ra từ nắp phin. Người ta kể rằng, không có nhiều nơi như thành phố Bắc Tây Nguyên này, hầu như ai cũng thích uống cà phê, và nghệ thuật pha chế cà phê, thưởng thức cà phê cũng thuộc hàng đẳng cấp, nên khi đi đâu xa, lỡ uống một ly cà phê pha sẵn, nhàn nhạt đầu lưỡi, thấy nôn nao nhớ làm sao một tách cà phê quê nhà.

Khuya, tản bộ dọc phố Nguyễn Viết Xuân, nghe tắc kè kêu bên tường nhà ai vọng lại. Lò dò lại gần, tắc kè im bặt. Rọi đèn tìm mãi, tuyệt nhiên không thấy, bỏ đi mấy bước lại vang lên tắc ké, tắc… ké. Một trò chơi trốn tìm thú vị. Vang lên đâu đó tiếng người mẹ trẻ: Nào con, ngủ đi, tắc kè nó nhắc đi ngủ. Cứ giỡn hoài tắc kè cắn sau mông!

Tôi hiểu, bạn đã nói thiệt tình, không một chút động viên lấy lòng tôi.  Thì ra, lâu nay mình đã vô tình hắt hủi cái nơi mình đang sống, mình chỉ thấy nó đáng chán, buồn tẻ, nó vô vị. Muốn kiểm chứng ư? Vậy thì cứ thử đi thật xa một lần, ở đó mười bữa nửa tháng, đến khi thấy lòng trống trải, cô đơn, bạn trở về, vừa qua cây cầu bắc ngang sông, vào cửa ngõ trung tâm đô thị, lòng bỗng bình yên, ấm áp lạ thường.

                                                                                            Đặng Minh Sáng

 

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ
  • Du khách đổ về Măng Đen dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
  • Chùm ảnh: Thành phố Kon Tum rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp nao lòng của dòng sông Đăk Bla chảy ngược
  • Chùm ảnh: Nhà rông truyền thống ở huyện Sa Thầy
  • Bản hòa tấu của tre nứa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by