• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Ghi chép - Phóng sự

“Cõng chữ ” lên Mường Hoong

19/01/2015 13:07

Vượt qua những khó khăn, vất vả, các thầy cô giáo ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) vẫn ngày đêm bám trụ trên những dãy núi sương mù, miệt mài giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh nơi đây.

Băng rừng, lội suối đến trường

Hơn 6h sáng, trời Mường Hoong vẫn tối om, những cơn mưa nặng hạt cộng thêm gió rít từng hồi khiến trời thêm buốt lạnh. Tôi nhanh chóng theo chân thầy Lang Văn Thiên- giáo viên điểm trường Làng Đung (thuộc Trường Tiểu học Mường Hoong) đi đến các điểm trường nằm phía lưng chừng núi: Tu Chiêu, Xa Úa, Tu Răng.

Trong tất cả 7 điểm trường thuộc Trường Tiểu học Mường Hoong, Tu Răng là điểm trường cao nhất và Tu Bối là điểm trường xa nhất. Tuy nhiên, ngoài điểm trường Tân Túc, tất cả các điểm khác đều có một nét chung, để đến được đó, chỉ có cách duy nhất: băng rừng, lội suối.

Để đến được điểm trường học, các em phải đi từ lúc tờ mờ sáng. Ảnh: H.T

 

Con đường đến điểm trường Tu Răng trơn như đổ mỡ, chỉ có 6km nhưng tôi không thể nhớ rõ mình đã trượt ngã bao nhiêu lần. Những cây cầu khỉ tạm bợ bắc qua những con suối chảy siết là những con dốc cao chót vót, dựng đứng với một bên là rừng, một bên là suối đá, chỉ cần bất cẩn, trượt ngã sẽ rất nguy hiểm.

“Vào đầu năm đi học, để vận động học sinh ra lớp, một tuần các thầy, cô giáo phải đi lên đi xuống mấy lần. Mỗi lần đi về là bầm dập, ê ẩm mấy ngày. Các thầy cô giáo trẻ mới lên đi dạy, chỉ cần nhìn thấy đường đi đã khóc ròng” - thầy Thiên chia sẻ.

Sau 2 tiếng đồng hồ trèo đèo, lội suối, khi người chúng tôi ướt sũng, những ngón chân tróc ra, tứa máu vì ghì bám cũng là lúc ngôi trường nhỏ Tu Răng ẩn hiện sau những màn sương phủ mờ.

Điểm trường này có 3 lớp với hơn 20 học sinh: 1 lớp 2 và 1 lớp 3 ghép chung với lớp 1. Vừa thấy có người lạ đến, thầy Đặng Hữu Hoàng (30 tuổi) đã vui vẻ ra đón tiếp, dẫn chúng tôi vào bếp sưởi ấm và lấy ra gói mì tôm cuối cùng để đãi khách: “Ở đây chỉ có đặc sản mì tôm thôi, cô ăn tạm nhé!”

Qua một hồi tâm sự chúng tôi mới biết, vì đường quá xa xôi cách trở nên 1 tuần hay 2 tuần, khi có việc về xã, các thầy tranh thủ mua thật nhiều cá khô, thịt, rau… để dành rồi muối ăn dần.

“Chúng tôi trồng rau nhưng lạnh quá nên không mọc nổi. Thỉnh thoảng người dân mang sang cho bó rau rừng là quý lắm, chứ ở đây suốt ngày “làm bạn” với cá khô thôi” – thầy Hoàng bộc bạch.

Đi lại khó khăn, ăn uống kham khổ nhưng buồn nhất đối với 2 thầy là không có điện và sóng điện thoại. Chỉ vào 2 chiếc điện thoại treo cố định tại cửa sổ, thầy Phạm Văn Trị (24 tuổi) cho biết: “Lâu lâu về xã chúng tôi lại sạc nhờ pin điện thoại. Ở đây chỉ có mỗi chỗ cửa sổ đấy là có sóng thôi, nhưng cũng chập chờn lắm. Buồn lắm cô ạ, lắm lúc lo và nhớ nhà nhưng không biết làm cách nào để liên lạc”.

Vì “2 không” nên mọi sinh hoạt: dạy học, soạn bài chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Khi màn đêm buông xuống, để tránh cái tối tăm, lạnh lẽo giữa núi rừng, 2 thầy chỉ biết trùm chăn, đi ngủ sớm cho qua đêm dài.

Từ điểm trường Tu Răng phải tiếp tục trèo núi mới có thể qua được điểm trường Xa Úa, Tu Chiêu. Thầy Thiên cho biết, thông thường, khi trời nắng, để hạn chế thời gian leo bộ, các thầy cô giáo thường đi xe máy đến một căn chòi lợp lá, để xe ở đấy, vượt núi qua điểm trường Tu Chiêu rồi tiếp tục băng qua Xa Úa.

“Tội lắm! Đi bộ thì vất vả, đi xe máy thì rủi ro. Mấy năm trước, bốn thầy cô giáo khi gửi xe ở một nhà dân, bị lửa bắt ra cháy mất. Cuối tuần, khi các thầy cô xuống núi thì thấy xe chỉ còn lại bộ khung”- thầy Thiên nhớ lại.

Mặc dù “khá” hơn ở Tu Răng vì đã có điện và sóng điện thoại, nhưng về nỗi vất vả ở đây cũng không hơn kém. Trong căn phòng lạnh ngắt, cô Nguyễn Thị Thu Thủy (28 tuổi), quê ở Thăng Bình, Quảng Nam, kể: Mình đi dạy ở đây được 6 năm rồi. Đường sá đi lại khó khăn, khí hậu lạnh quanh năm… nên lúc mới vào cũng nản lắm. Nhưng rồi thấy các em học sinh khó khăn thế mà ham học, vẫn ngày ngày đến lớp đã khiến mình hiểu phải cố gắng hơn”.

Còn cô Y Hinh (27 tuổi) vừa mới vào được 1 tuần, mọi thứ vẫn còn rất mới mẻ, mỗi lần nhớ nhà, cô lại tủi thân. “Chúng mình luôn động viên nhau mạnh mẽ, cố gắng, tất cả vì học sinh thân yêu!” – cô Hinh trầm giọng .

Học trò là động lực

Sương phủ mờ khiến các lớp học như tối hơn. Trong căn phòng nhỏ chỉ có 6 học sinh: 3 học sinh lớp 1 và 3 học sinh lớp 3. Dù lạnh căm căm nhưng những đôi môi tím tái, đôi tay run run vẫn cần mẫn “chinh phục” từng nét chữ, con số.

“Học trò ở đây tội lắm cô ạ, cô nhìn đó, trời rét như thế này mà không em nào có áo ấm. Nhiều lúc dạy các em mà mình không kìm được lòng”- thầy Hoàng dằn lòng.

Thương học trò, thỉnh thoảng các thầy cô giáo lại trích tiền lương mua bánh kẹo, ít mắm, muối đến nhà để động viên để các em đến lớp. Không chỉ dạy một buổi, sau giờ dạy, các thầy lại nấu cơm để thầy trò cùng ăn tại trường rồi tranh thủ giúp các em ôn lại bài để hiểu sâu, hiểu rõ hơn.

“Về nhà là các em đi nương, đi rẫy. Mình vất vả thêm một tí, dạy ôn lại để các em hiểu bài, đó cũng là niềm vui của mình mà”- thầy Hoàng bộc bạch.

Vượt qua những khó khăn, gian khổ, các thầy cô giáo động viên nhau nỗ lực, cố gắng hơn nữa để truyền đạt kiến thức đến với các em. Như cô Trần Thị Thế, mặc dù mang thai nhưng hàng tuần cô vẫn miệt mài, không ngại gian khổ lên đến điểm trường Xa Úa để đem con chữ đến cho các em.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, cô đã không ngăn được dòng nước mắt: Nhiều lần nghĩ bầu bì mà phải trèo đèo, lội suối, ăn uống lại thiếu thốn, kham khổ, thương đứa con trong bụng mà tủi thân lắm chị à. Nhưng biết sao được, các em cũng đáng thương lắm, thôi thì tự động viên mình cố gắng.

Dù còn lắm vất vả và phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng trên gương mặt những thầy cô giáo nơi đây luôn rạng ngời. Ngoài những giờ lên lớp, để có thêm niềm vui, các thầy, cô giáo lại vào làng, tiếp xúc, trò chuyện với bà con, cha mẹ học sinh để hiểu hơn về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây. Qua đó giúp học trò tự tin giao tiếp, gần gũi với thầy cô để đến lớp chuyên cần.

Để đáp lại tình cảm của các thầy cô giáo, các em học sinh cũng nỗ lực chăm chỉ học hành, nghe lời thầy cô đến lớp đều đặn. Em A Tao, học lớp 2, điểm trường Tu-Răng thủ thỉ: Sáng nào em cũng đi từ lúc 6h sáng mới kịp đến lớp. Em thương các thầy lắm, chúng em sẽ cố gắng học tốt để các thầy không buồn lòng.

Chia tay các điểm trường còn nhiều khó khăn nhưng chan chứa tình nghĩa thầy trò ở Mường Hoong, chúng tôi hi vọng, trong tương lai, ở nơi đây, những con đường sẽ được khơi thông, ánh điện sẽ được kéo đến tận nơi để việc gieo và gặt chữ không còn là gánh nặng, lo toan và vất vả.

Hoài Tiến 

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ
  • Du khách đổ về Măng Đen dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
  • Chùm ảnh: Thành phố Kon Tum rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp nao lòng của dòng sông Đăk Bla chảy ngược
  • Chùm ảnh: Nhà rông truyền thống ở huyện Sa Thầy
  • Bản hòa tấu của tre nứa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by