Đến trưa 4/11, đơn vị quản lý đường xử lý xong các điểm sạt lở, tuyến tỉnh lộ 673 thông tuyến, đảm bảo các phương tiện giao thông qua lại hết tuyến đến xã Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei).
Huy động nhân lực, vật lực tập trung khắc phục sạt lở trên các tuyến đường nhằm sớm thông đường, đảm bảo giao thông - Đó là những việc mà ngành chức năng, đơn vị quản lý đường và chính quyền địa phương đang làm để khắc phục hậu quả của mưa lũ.
Không chỉ có tuyến tỉnh lộ 676 bị sạt lở nặng, tuyến tỉnh lộ 673 đi xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Choong (huyện Đăk Glei) cũng đang bị ách tắc, khiến các phương tiện giao thông vẫn chưa thể đến được Mường Hoong, Ngọc Linh.
Sau gần 2 tiếng nỗ lực, đến 17h chiều qua (3/11), điểm sạt lở bất ngờ gây tắc đường trên tuyến tỉnh lộ 676 tại km 28+400 đoạn qua xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông đã được xử lý thành công. Tỉnh lộ 676 hoàn toàn thông tuyến.
Mưa suốt 2 ngày qua khiến tình trạng nước sông, suối trên huyện Kon Plông tăng nhanh. Đến trưa 2/11, cầu tràn trên con suối Đăk Chờ đã ngập hoàn toàn khiến giao thông trên toàn bộ tuyến tỉnh lộ 676 đi từ huyện Kon Plông về 2 xã Đăk Đring và Đăk Nên bị chia cắt. Hiện 2 xã vùng sâu này bị cô lập hoàn toàn.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, tính đến 15h chiều 2/11, có một số tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, ngập, gây ách tắc giao thông, các phương tiện không thể đi lại.
Từ hôm qua đến nay (2/11) do mưa kéo dài liên tục nên trên tỉnh lộ 676 đi xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) nước lớn đã làm trôi toàn bộ cống tại km 48+050, làm đứt đường tại km 48+045 và km 48+055 với chiều dài khoảng 10m, rộng 7m và sâu 4m gây ách tắc hoàn toàn.
Trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, chiến sĩ Phạm Văn Sang bất ngờ bị một xe mô tô tông thẳng vào người. Vụ việc xảy ra làm anh Sang và người điều khiển mô tô bị thương.
Nhiều phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, lái thuyền không có chứng chỉ… hoạt động trên lòng hồ, sống suối trên địa bàn tỉnh đang là mối lo tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao. Đây là điều mà các cấp, các ngành cần quan tâm và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.
Hiện nay, thành phố Kon Tum đang cao điểm thu hoạch lúa vụ mùa, người dân phường Nguyễn Trãi đã tận dụng tuyến tỉnh lộ 671 (đường Nguyễn Văn Linh) đoạn từ cầu Hnor đến cầu Đăk Tía để phơi lúa chiếm hết 1/2 mặt đường khiến người và phương tiện đi qua gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngày 22/10, tại huyện Kon Plông, Hội đồng Sát hạch của Sở Giao thông vận tải tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người dân trên địa bàn huyện Kon Plông và Kon Rẫy.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều trẻ em phải sống côi cút, nhọc nhằn bươn chải mưu sinh, bởi các em đã mất cha hoặc mẹ, thậm chí cả cha lẫn mẹ do tai nạn giao thông…
Vào lúc 15h ngày 17/10, tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 1 người tử vong tại chỗ; 1 nạn nhân khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
Mặc dù báo chí đã nhiều lần phản ánh, nhưng việc lấn chiếm đường làm chợ ở đường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) vẫn tồn tại nhiều năm qua, thách thức chính quyền sở tại. Chợ tự phát này không những gây tách tắc giao thông, mà còn gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan khu vực Quảng trường 16/3…
Sáng 14/10, Đoàn kiểm tra liên ngành việc xử lý các phương tiện không đảm bảo điều kiện tham gia giao thông do lãnh đạo Sở Giao thông vận tải làm trưởng đoàn đã làm việc, kiểm tra tại thành phố Kon Tum.
Ngày 4/10, đại tá Lê Đình Toàn- Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) cho biết, liên tục trong 2 ngày (1-2/10), trên địa bàn huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông, làm 5 người chết và 5 người bị thương.
Lái xe chấp hành, xe chở quá tải được hạn chế, tai nạn giao thông từ xe quá khổ quá tải đã giảm hẳn… Đó là kết quả sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng trong việc xử lý tình trạng xe chở quá tải, quá khổ.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.