Sáng mùng 1 Tết (tức ngày 1/2)- ngày đầu tiên của Xuân Nhâm Dần 2022, nhiều người dân thành phố Kon Tum đi thăm, viếng mộ đầu năm mới. Đây cũng là cách mọi người thể hiện sự tưởng nhớ về tổ tiên, cầu mong sự phù hộ về sức khỏe, tài lộc cho gia đình của mình.
Bằng đôi bàn tay sần sùi, chai sạn vì lao động, những hộ nông dân nghèo ở xã Ia Dom, Ia Đal (huyện Ia H’Drai) chắt chiu từng bữa ăn, từng đồng vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vào thời điểm mà người ta dồn hết tâm trí về gia đình, chăm chút cho mái ấm, thì đâu đó, trên phố vẫn còn rất nhiều người nặng gánh mưu sinh. Đêm cuối cùng của năm cũ, họ càng làm nhiều hơn nữa, gắng sức hơn nữa để thực hiện những mong ước còn dang dở.
Phát huy truyền thống “Quân với dân như cá với nước”, trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh luôn coi việc về với dân làng vừa là trách nhiệm cao cả, vừa là tình cảm thiêng liêng của người lính Cụ Hồ đối với nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Hơn hai mươi năm gắn bó với lực lượng Bộ đội Biên phòng, tôi thấu hiểu những gian truân, vất vả của người chiến sĩ trên mọi nẻo đường biên giới. Và cứ mỗi lần theo dấu chân các anh, tôi lại có những trải nghiệm và cảm nhận khác nhau về những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ nơi điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc.
Tết Nguyên đán năm nay, vợ chồng A Ngân - Y Liêm ở làng Đung, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tràn ngập niềm vui. Mới hồi đầu năm 2021 vợ chồng A Ngân cùng hai con nhỏ vẫn phải tá túc trong túp lều chưa đầy 10m2, mái lợp tranh, tường quây nứa, gió lùa bốn bên.
Dân tộc Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) từ bao đời nay sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vỹ, luôn tựa lưng vào núi rừng linh thiêng an cư lạc nghiệp. Ngoài nỗ lực tự thân, trong những năm qua, Nhà nước quan tâm hỗ trợ người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế.
Năm 2019, hơn 20 hộ người Dao Thanh Y đã rời tỉnh Đăk Lăk đến xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Sau hơn 2 năm nỗ lực lao động, đời sống của bà con nơi đây đã dần ổn định. Tết đến, Xuân về, bà con Dao Thanh Y trên miền biên viễn rộn ràng với những phong tục đón năm mới vẹn nguyên bản sắc văn hóa của dân tộc.
Kon Tum, ngày cuối năm. Ngồi một mình bên ly cà phê trên căn gác quen thuộc, lặng lẽ ngắm phố trong mơn man gió xuân the thẩy, vừa đủ để khẽ so vai với cái tiết dịu ngọt của sớm đầu xuân phố núi, cũng vừa đủ để thấy Xuân đang lặng lẽ sang.
Cận Tết, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng, lượng khách đến các tạp hoá, chợ Trung tâm thương mại huyện Sa Thầy, chợ hoa xuân tăng rõ rệt. Vì một cái Tết vui tươi, an toàn, người dân Sa Thầy vẫn luôn chủ động phòng, chống dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 178 du học sinh Lào và Campuchia đang học tập tại tỉnh Kon Tum ở lại đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Để những sinh viên nước bạn hiểu thêm về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Công đoàn Phân hiệu Đại học Đà nẵng tại Kon Tum đã tổ chức Chương trình “Gói bánh chưng – Gói yêu thương”, giúp các du học sinh được trải nghiệm cách gói bánh chưng, bánh tét.
Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa đến thăm, tặng quà và chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Ngày Tết, nhà nhà đều rực rỡ hơn bởi những chậu hoa nơi góc nhà, những cành hoa cúc, hoa thọ… khoe sắc trên bàn thờ tổ tiên. Góp phần làm nên sắc xuân ấy là sự vất vả, lo toan của những người trồng hoa Tết. Tại huyện Sa Thầy, những ngày cận Tết, người trồng hoa Tết đang tất bật chuẩn bị phục vụ thị trường Tết với hy vọng sẽ có một mùa hoa Tết thuận lợi.
Dạo qua một số xã, thị trấn huyện Đăk Hà những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, chúng tôi nhận thấy nhiều người đang tất bật dọn dẹp, sơn sửa lại nhà cửa; chăm chút từng khóm hoa, cây cảnh, luống rau xanh... tất cả mọi việc làm đều hướng đến một cái Tết an lành, đầm ấm, hạnh phúc.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay bà con Tu Thó sẽ cùng nhau vui Tết dưới mái nhà rông mới.
Cách trung tâm huyện Đăk Glei khoảng 15 km về phía Tây Bắc, xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei) mang vẻ đẹp đặc trưng của một xã biên giới với những thôn làng người Giẻ-Triêng sống hiền hòa bên núi rừng, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Đăk Nhoong còn trở nên đặc biệt, bởi hầu hết người dân nơi đây lựa chọn xây nhà theo kiểu kiến trúc nhà Thái, tạo thành một nét độc đáo, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho vùng đất này.
Ngày 28/1, bác sỹ chuyên khoa II Trần Ái – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, chiều 27/1, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã mổ cấp cứu thành công 1 bệnh nhân bị viêm ruột thừa mắc Covid-19.
Sáng 28/1, ông Rơ Chăm Long – Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đến thăm, chúc Tết và tặng quà cho đoàn viên, người lao động thực hiện nhiệm vụ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 tại Bệnh viện Vạn Gia An và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Với địa thế vô cùng hiểm yếu, thuận lợi trong liên lạc giữa các tổ chức và cơ sở cách mạng của tỉnh Kon Tum với Khu ủy Khu V, lại được bao bọc bởi lòng tin yêu của bà con các dân tộc, Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông một thời trở thành vùng căn cứ cách mạng vững chắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.