• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Vững lòng nơi điểm tựa tiền tiêu

01/02/2022 13:09

Hơn hai mươi năm gắn bó với lực lượng Bộ đội Biên phòng, tôi thấu hiểu những gian truân, vất vả của người chiến sĩ trên mọi nẻo đường biên giới. Và cứ mỗi lần theo dấu chân các anh, tôi lại có những trải nghiệm và cảm nhận khác nhau về những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ nơi điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc.

Lần này trở lại tuyến biên giới Tây Nam, tôi lại cảm phục sức bền bỉ, chịu đựng những gian nan, vất vả của những chiến sĩ biên phòng trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 - cuộc chiến không tiếng súng nhưng không kém phần cam go, ác liệt.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các chiến sĩ biên phòng lại nhận cho mình thêm một trách nhiệm mới hết sức nặng nề. Vừa thực hiện nhiệm vụ tuần tra, quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, vừa triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, phát hiện và ngăn chặn những người xâm nhập, nhập cư trái phép qua biên giới.

Theo chân Trung tá Hồ Văn Hạ - Chính trị viên Đồn Biên phòng Sa Thầy, chúng tôi đến với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 số 5. Khi chúng tôi đến, các chiến sĩ vừa họp triển khai xong nhiệm vụ trong ngày. Quan sát nơi ăn ở, sinh hoạt và làm việc của các chiến sĩ, cảm nhận đầu tiên của tôi chính là sự gọn gàng, sạch sẽ, đúng tác phong của người lính biên phòng và kỷ luật quân đội. Căn nhà bán kiên cố được xây dựng bằng tôn ghép có diện tích không lớn, vừa làm nơi ngủ, nghỉ và làm việc, nhưng hết sức gọn gàng, sạch sẽ, chăn màn gấp vuông vức… Phía bên là góc kê  bàn, ghế để làm việc và họp triển khai nhiệm vụ của chốt. Bên chái nhà sau là gian bếp, vườn rau xanh nho nhỏ nhưng tươi tốt, nhiều chủng loại rau, đủ để các chiến sĩ đảm bảo rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Họp triển khai nhiệm vụ tại chốt số 5 Đồn Biên phòng Sa Thầy

 

Đại úy, Chốt trưởng Nguyễn Thành Vinh tâm sự: Có cơ sở “khang trang” như thế này phải nói đến sự quan tâm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và của Đồn, cùng công sức của các chiến sĩ. Hồi mới vào nhận nhiệm vụ lập chốt (tháng 4/2020), anh em chỉ ở nhà tạm làm bằng ván, xung quanh toàn cỏ dại um tùm. Được cái, ở đây gần nguồn nước, nên anh em phát quang, lập vườn tăng gia, nuôi gà để tự túc bữa ăn thêm.

Lính biên phòng là thế, dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, hễ đóng quân ở nơi nào, các anh đều biến đồi hoang, cỏ dại thành vườn tăng gia tươi tốt và chăn nuôi để đảm bảo thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Rời chốt số 5, chúng tôi tiếp tục hành trình đến chốt số 4. Chốt này nằm trên một sườn đồi, cách đường biên giới chỉ khoảng vài chục mét. Đứng phía bên này, tôi còn nhìn rõ mái nhà rẫy của người dân bên kia biên giới.

Đã gần trưa, các chiến sĩ đi tuần tra biên giới chưa về, chỉ còn một vài chiến sĩ ở lại làm nhiệm vụ trực chốt. Đại úy Chu Văn Tân cho biết: Địa hình ở đây phức tạp, khu vực giáp ranh dài và sát đường biên nên các chiến sĩ phải tuần tra liên tục. Bất kể ngày hay đêm, anh em cũng phải luân phiên tuần tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn người có khả năng nhiễm dịch nhập cư trái phép.

Do khan hiếm nguồn nước, các chiến sĩ phải tằn tiện từng giọt nước trong bữa ăn

 

Đại úy Chu Văn Tân cho biết thêm, chế độ ăn hàng ngày của các chiến sĩ đủ định lượng, tiêu chuẩn, đảm bảo sức khỏe. Nhưng ở đây, nguồn nước sinh hoạt lại rất khó khăn. Việc tăng gia trồng rau chỉ tận dụng trong mùa mưa, mùa khô thì không có nước tưới. Đơn vị đã bố trí một bồn nước 10 nghìn lít để anh em chứa nước mưa, chỉ đủ nấu ăn, uống trong mùa khô. Còn tắm rửa, giặt giũ anh em phải đi khoảng 3-4 km vào nhà dân hoặc luân phiên về Đồn.

Qua tìm hiểu, tôi được biết, hầu hết các chiến sĩ ở đây đều xa nhà rất lâu. Như Đại úy Nguyễn Văn Sông (quê Trà Vinh), Thiếu tá Trương Công Hường (quê Nghệ An)… mặc dù vợ con ở Kon Tum, nhưng bố mẹ lại ở quê, gần 2 năm nay, các anh chưa một lần về thăm bố mẹ, chỉ biết thể hiện lòng hiếu thảo qua lời hỏi thăm bằng điện thoại.

Trung tá Hồ Văn Hạ chia sẻ: Kể từ khi dịch bùng phát, tuyến biên giới được giao quản lý, bảo vệ dài, có nhiều đường mòn, lối mở nên đơn vị đã lập 5 chốt kiểm soát dọc theo các đường mòn, lối mở, vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, vừa kiểm soát người, phương tiện qua lại, ngăn chặn xâm nhập, nhập cảnh trái phép, không để dịch lây lan. Nhờ làm tốt công tác tuần tra, từ tháng 4/2020 đến nay, chốt số 5 phát hiện và xử lý kịp thời 1 đối tượng là người Việt Nam từ phía bên kia nhập cư trái phép.

Vượt gần 20 km đường tuần tra biên giới, chúng tôi đến chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 số 2 của Đồn Biên phòng Hồ Le. Thiếu tá Cao Hồng Minh - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hồ Le cho biết: Đồn Biên phòng Hồ Le quản lý, bảo vệ 16,3km đường biên giới, 4 cột mốc chính và 20 mốc phụ; địa bàn 3 thôn của xã Ia Tơi và 4 thôn của xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai). Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát (tháng 4/2020), đơn vị lập 3 chốt thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa quản lý, bảo vệ biên giới, vừa triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Từ khi lập các chốt đến nay, đơn vị chưa phát hiện trường hợp nào xâm nhập hoặc nhập cư trái phép.

Chiến sĩ Biên phòng tăng gia trồng rau xanh

 

Cũng như bao chốt khác, ngoài đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn, các chiến sĩ ở đây còn chú trọng tăng gia: trồng rau xanh, chăn nuôi tại nơi đóng quân làm nhiệm vụ để cải thiện thêm bữa ăn hàng ngày.

Đặc biệt, khi vừa mới đến chốt số 2, tôi thật sự ngỡ ngàng bởi một khuôn viên xanh đẹp. Các chiến sĩ tận dụng những chiếc sứ mắc dây điện mà ngành Điện lực bỏ lại để trang trí, trồng hoa… nơi sinh hoạt, công tác của mình.

Đại úy Hồ Anh Dũng chia sẻ: Những ngày đầu mới về lập chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 số 2, anh em chiến sĩ còn ở tạm nhà ván mượn của dân. Một thời gian sau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quan tâm xây dựng nhà ở bằng tôn ghép, nên nơi ngủ, nghỉ được khang trang. Anh em còn tự thiết kế, trang trí nơi ở, làm việc sạch sẽ, gọn gàng, đàng hoàng.

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Hồ Le xây dựng khuôn viên quanh chốt số 2 xanh, sạch, đẹp

 

Qua tìm hiểu, hầu hết các chiến sĩ ở đây đều phải luân phiên từ 1-2 tháng trực chốt. Và cũng đã lâu lắm rồi, các chiến sĩ cũng chưa được về thăm gia đình. Địa điểm lập chốt tùy vào địa hình có đường mòn, lối mở. Nơi nào có nguồn nước thì anh em đỡ vất vả, nơi nào không có nước thì mọi sinh hoạt, ăn uống đều trông chờ vào trời mưa, các chiến sĩ phải tằn tiện từng giọt nước nấu ăn, uống… Thế nhưng, các anh vẫn lạc quan, yêu đời, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của người chiến sĩ biên phòng được Đảng, nhân dân tin yêu giao phó.

Cuộc chiến với dịch Covid-19, các anh sẽ phải còn bám trụ nơi đây để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của người lính. Có lẽ cái Tết năm nay, gia đình sẽ thiếu vắng tiếng cười của các anh. Nhưng tôi tin chắc rằng, lòng người ở hậu phương sẽ dành những tình cảm ấm áp tận đáy lòng cho các anh, để các anh vững lòng nơi điểm tựa tiền tiêu, canh gác cho đất trời vào xuân.

Bài và ảnh: Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by