Để chia sẻ khó khăn với hộ nghèo, hộ cận nghèo trong dịp Tết và lan tỏa mạnh mẽ ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền trong đồng bào các DTTS, từ nhiều năm nay, “Ngày hội bánh chưng xanh” trở thành hoạt động không thể thiếu mỗi khi Tết đến Xuân về. Qua đó, góp phần mang lại cái Tết đầm ấm, đầy đủ, vui tươi với những người còn nhiều khó khăn, đồng thời củng cố vững chắc hơn khối đại đoàn kết các dân tộc.
Cứ mỗi dịp Tết đến, nhu cầu sử dụng điện, lửa của người dân trong những ngày trước, trong và sau Tết lại tăng cao. Từ đó cho thấy nguy cơ mất an toàn trong cháy, nổ là điều có thể xảy ra. Đảm bảo an toàn cháy, nổ là biện pháp hữu hiệu nhất.
Trong trận chiến chống “giặc” Covid-19, “mặt trận” chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 có thể nói là một trong những nơi nguy hiểm nhất. Gác lại mọi niềm riêng, hàng ngày các “chiến binh áo trắng” ở nơi tuyến đầu vẫn vững vàng ý chí, quyết tâm chiến đấu để giành giật sự sống, bảo vệ sức khỏe người bệnh trước kẻ thù giấu mặt- vi rút SARS-CoV-2.
Ngày 31/1/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2002/NĐ-CP chia tách huyện Kon Plông thành 2 huyện Kon Plông và Kon Rẫy. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển (2002-2022), bộ mặt của huyện có nhiều đổi thay kỳ diệu, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao hơn nhiều so với trước.
Sáng 27/1, tại xã biên giới Mô Rai (huyện Sa Thầy), Công ty TNHH MTV 78 (Công ty 78), Binh đoàn 15 tổ chức “Ngày hội Bánh chưng xanh” để người lao động của Công ty và bà con DTTS trên địa bàn cùng vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần 2022. Đại tá Hoàng Văn Sỹ- Tư lệnh Binh đoàn 15 đến dự và chung vui với nhân dân, người lao động đơn vị.
Trong 5 ngày (22-27/1), Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trao tặng hơn 4.000 suất quà đến bà con nghèo và nạn nhân chất độc da cam.
Thêm một năm dịch Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người và nhiều gia đình, đặc biệt là đối với những lao động xa quê. Những người rời quê hương đi làm ăn xa, xây dựng cuộc sống bỗng nhiên phải oằn mình trụ lại vùng dịch… Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn, thử thách đó, điều còn đọng lại chính là sự đùm bọc lẫn nhau của cả cộng đồng, những quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là hai tiếng “quê hương” ấm áp tình người.
Thời gian qua, huyện Kon Rẫy chú trọng triển khai thực hiện lồng ghép nhiều nguồn lực, chính sách tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững. Đến nay, công tác giảm nghèo của huyện Kon Rẫy đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn.
Theo Thông báo số 480/TB-SYT (ban hành ngày 25/01/20222) của Sở Y tế về việc cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Kon Tum, tính đến 00h00 ngày 24/01/2022, toàn tỉnh 7/102 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 (nguy cơ cao), tương ứng với vùng cam.
Những ngày cận Tết, đường phố xe cộ qua lại đông đúc. Việc dừng, đỗ xe không đúng quy định của nhiều người gây mất trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị.
Cuối năm, cảm giác thời gian trôi đi thật nhanh. Những cảm xúc lo lắng, buồn vui, tiếc nuối và hy vọng cùng với sự tất bật, bận rộn công việc ở cơ quan, gia đình dường như gói ghém hết vào những ngày này. Chúng tôi, những người làm báo, làm công việc in ấn cũng vậy.
Những ngày gần đây- khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần- các thầy cô giáo, các mạnh thường quân và học sinh trên địa bàn huyện Đăk Glei triển khai nhiều hoạt động đầy ý nghĩa nhằm giúp đỡ các em học sinh nghèo, học sinh DTTS chuẩn bị đón Tết đầy đủ và ấm áp tình người.
Ngày 25/1, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tiến hành hỗ trợ 131 con heo với tổng trọng lượng gần 12 tấn cho người dân 6 xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Văn Xuôi và Đăk Na ăn Tết, trong đó, mỗi làng được hỗ trợ 2 con heo. Tổng kinh phí hỗ trợ heo là gần 700 triệu đồng.
Chiều 24/1, Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với Ngân hàng Liên Việt, Nhóm Kết nối yêu thương tổ chức “Ngày hội Bánh chưng xanh” năm 2022 tại xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei).
Với 1,5ha cà phê, hàng chục con trâu và heo làng, trồng gần 5 sào đương quy, gia đình A Vương (thôn Đăk Ne, xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã tìm được hướng đi để thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình.
Những ngày cuối năm, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiếu hụt nguồn lao động đã đem lại “cơ hội vàng” cho những học sinh, sinh viên muốn tìm việc làm để có thêm thu nhập.
Công tác Đảng, công tác chính trị là một trong những nhiệm vụ then chốt của Quân đội. Việc đổi mới công tác Đảng, giáo dục chính trị, kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật ở lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
Xác định công tác xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt và có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện nên những năm qua, huyện Kon Rẫy đã lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế địa phương, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.