• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Đêm cuối năm

01/02/2022 16:08

Vào thời điểm mà người ta dồn hết tâm trí về gia đình, chăm chút cho mái ấm, thì đâu đó, trên phố vẫn còn rất nhiều người nặng gánh mưu sinh. Đêm cuối cùng của năm cũ, họ càng làm nhiều hơn nữa, gắng sức hơn nữa để thực hiện những mong ước còn dang dở.

Dòng người vội vàng lướt qua. Trên các con đường, chỉ còn vài bóng người đang tất bật soạn hàng, soạn đồ, vội vã trở về để kịp đón giao thừa. Anh Đỗ Đại Dương gồng tay, di chuyển những quả bóng bay đủ hình thù, đủ màu sắc đang lơ lửng như muốn nhấc bổng anh lên không trung. Bước chân chậm rãi, anh niềm nở tiếp chuyện rồi chúc tôi câu chúc đầy ý nghĩa. Anh thật thà bảo, lạ cũng thành quen, Tết tiếc gì câu chúc chào xuân.

Nhà anh Dương ở Hà Nội. Từ 24 tháng Chạp, để kiếm thêm thu nhập, anh bắt xe vào Kon Tum bán bong bóng bay. Từ ngày đáp xe xuống thành phố Kon Tum, anh thuê tạm một phòng trọ với mức giá 50 ngàn đồng/ngày đêm để đi bán hàng. Cả đêm lẫn ngày, anh dạo trên các con đường để bán. “Ở đây dù không đông đúc nhưng bán vẫn dễ hơn Hà Nội. Ngày nay, tôi bán cũng được 30 quả rồi” – anh Dương cười niềm nở.

Năm nay, vì tình hình dịch bệnh Covid-19, gần giao thừa, đường phố càng thêm vắng. Anh Dương chậm rãi, hỏi đường đến các ngôi chùa trong thành phố. Anh suy đoán, theo phong tục, đầu năm, mọi người hay đi chùa xin lộc. Vậy nên, anh tìm đến đó với hy vọng sẽ bán được bóng, có tiền mang về cho gia đình.

Theo dự định, đến mồng 6 Tết anh sẽ trở về nhà. Nghĩa là, nguyên 6 ngày Tết, anh dành cho việc mưu sinh. “Tí nữa Giao thừa, tôi sẽ tranh thủ gọi zalo video cho gia đình. Tết ở xa nhà, ai chẳng buồn, nhưng nếu ở nhà mà không có tiền để lo cho vợ, cho con càng buồn hơn. Tôi đi làm, dù vất vả một chút nhưng thu nhập ngày Tết vẫn gấp vài lần ngày thường. Nghĩ đến cảnh, ra Tết, có tiền về với gia đình, tôi lại có động lực để cố gắng”- anh Dương trải lòng.

Anh Đỗ Đại Dương rong ruổi bán hàng xuyên đêm. Ảnh: HT

 

Những quả bóng bay đủ màu sắc nhấp nhô theo bước chân trong đêm tối. Anh Dương đi về phía trước, với điều ước mong cả gia đình sẽ bình an, hạnh phúc, đầm ấm...

Gần Giao thừa, chợ hoa thật khác so với những ngày trước đó. Không nhộn nhịp, chẳng tấp nập người qua kẻ lại ngắm hoa. Lâu lâu, có vài người ghé đến hỏi, ép giá trước sự nài nỉ của người bán. Chỉ vài câu thỏa thuận, người mua đã nhận được sự đồng ý của người bán rồi vội vã chở hoa trở về nhà. Đêm 30, chợ hoa cũng tất bật, nhưng không phải tất bật bán mà là tất bật xả hàng, dọn hàng để sớm trở về với gia đình.

Người càng vắng, hi vọng về việc bán cho hết những chậu hoa càng mong manh. Dù đã dự đoán trước điều này song anh Tuấn – phường Trần Hưng Đạo vẫn không tránh khỏi lo toan. “Mình ra bán hoa cúc từ 20 tháng Chạp. Giờ còn một ít, chắc bỏ cây, lấy chậu, sang năm trồng tiếp. Làm nghề này mà, phải chấp nhận năm lời, năm lỗ”- anh Tuấn nhẩm tính.

Năm nay, cúc được mùa, hoa đẹp ngoài mong đợi. Thế nhưng, vì nhiều lí do, anh Tuấn bán khá chậm. “Tết, anh đi thế này rồi ai lo cúng kính ở nhà?”- chúng tôi hỏi. Anh cười hiền rồi bảo: Tôi bán hoa cho mọi người trang trí nhà cửa trước chứ nhà cửa của mình thì... mai rồi tính. Cũng xong một mùa hoa Tết, vui nhất là khi thấy khách hàng hài lòng vì mua được những chậu hoa đẹp.

Người bán hoa tranh thủ bán để kịp về đón giao thừa. Ảnh: HT

 

Cũng câu chuyện bán hoa, nhưng phía xa xa, tôi như vui lây khi nhìn thấy nụ cười rạng ngời của vợ chồng chị Hằng ở phường Duy Tân. Cả hai vợ chồng “lăn lộn” với hoa cả tuần nay, may mắn, bán hết sớm, không phải chịu cảnh... mang hoa về nhà. Cười hớn hở, chị bảo: “Năm nay, vậy mà bán lại chạy. Có năm hoa ế, giao thừa muốn khóc ròng. Bây giờ, chị dọn rồi về sớm. Mấy nay, hai vợ chồng ở chợ, nhà cửa bỏ mặc cho con cái. Thôi cũng ráng mưu sinh, còn vì tương lai”.

Tay dọn đống dây điện, lều bạt các loại, chị vẫn hớn hở trò chuyện. Giao thừa, chị sẽ làm gì? – tôi hỏi. Chị lại cười giòn giã: Chị sẽ lì xì cho mấy đứa rồi ngủ một giấc ngon lành để lấy lại sức. Thể nào thì Tết cũng đến, mình đón Tết thế nào để thấy vui và ấm cúng là được.

Đêm cuối của năm 2021. Trên các con đường, nhà nhà đã chuẩn bị bày biện những mâm cỗ để đón chào thời khắc thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Và cũng trên những con đường ấy, các cô lao công oằn lưng trước những xe rác tràn ngập. Cũng quen với việc này nên chẳng ai than thở. Họ cũng tự động viên nhau, cố gắng dọn dẹp sạch sẽ để phố phường tươi mới đón xuân.

Chiếc xe chầm chậm nổ, tôi dừng lại ở một vệ đường, nơi có một chiếc xe đạp đang chở đầy những vỏ lon, mớ giấy lộn. Trên vỉa hè, một người phụ nữ đang lặng lẽ tìm kiếm ve chai. Chị L... (chị không muốn để tên) mừng rỡ khi được mừng tuổi  và không quên gởi lời cảm ơn, lời chúc chân thành. “Gần giao thừa rồi, về thôi chị ơi!” – chúng tôi hối thúc. Đôi tay vẫn thoăn thoắt làm, chị trả lời qua lớp khẩu trang dày cộm: “Ráng xíu nữa em, chị ở một mình, chẳng cúng kính gì nên không lo đâu. Tết, đi kiếm được nhiều lắm nên chị tranh thủ”.

Trong câu chuyện của mình, chị vui vẻ kể, mấy ngày nay, chị kiếm được một ngày vài trăm nghìn đồng, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Chị bảo, mọi ngày kiếm ve chai khó khăn lắm, đi mua cũng không mấy ai muốn bán, vậy mà mấy hôm nay, nhiều người gọi chị lại để cho vỏ bia, vỏ nước ngọt, giấy loại các loại. “Có người còn mừng tuổi chị nữa. Chị mừng lắm! Làm gì cũng được em ạ, kiếm tiền chân chính là được đúng không em” - chị chia sẻ.

Chị L ước mơ, sau này có tiền, sẽ đi học may rồi mở một tiệm nho nhỏ. Còn năm nay, chị mong sức khỏe, mong cho dịch bệnh mau qua để mọi người đều được bình an.

Chia tay chị L, chúng tôi vội trở về với ngôi nhà của mình. Chợt nghĩ, vào thời điểm mà người ta dồn hết tâm trí về gia đình, chăm chút cho mái ấm, thì họ, vẫn còn vạ vật trên phố để nặng gánh mưu sinh. Đêm cuối của năm cũ, họ càng làm nhiều hơn nữa, gắng sức hơn nữa để thực hiện những mong ước còn dang dở.

Trước thời khắc giao thừa, được gặp gỡ mọi người, được lắng nghe những câu chuyện mưu sinh của mỗi người, càng thêm hiểu và trân quý sức lao động. Tùy vào điều kiện sống, mỗi người sẽ đón một cái Tết khác nhau. Và chính họ, Tết dù chật vật hơn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc, vì được lao động để hy vọng một cuộc sống ấm no hơn, đủ đầy hơn...

Hoài Tiến

 

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by