• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Viết cho ngày cuối năm

30/12/2024 06:11

Mới đó mà đã gần hết năm rồi. Những ngày cuối năm bao giờ cũng mang đến chút cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Cuối năm, đi đâu cũng thấy mọi người tất bật với công việc, cũng nghe những lời thảng thốt: Trời, mới đó đã sắp Tết rồi. Nhanh quá vậy.

Người làm công việc nhà nước hay các đơn vị, doanh nghiệp thì lo tổng kết nhiệm vụ, chương trình, hoạt động năm, triển khai nhiệm vụ cho năm mới. Người làm ăn, buôn bán, lao động tự do thì tất bật với những chuyến hàng tết, với những công việc thời vụ. Bà con nông dân cũng đang hối hả chuẩn bị cho vụ hoa, vụ rau tết hay chuẩn bị xuống đồng, bắt đầu một mùa vụ mới với nhiều lo toan xen lẫn hy vọng.

Nói chung, dù làm việc gì thì cuối năm việc cũng cứ đăng đăng đê đê ra đó, buộc ai ai cũng phải bước vào guồng quay của công việc với cường độ tăng gấp hai, gấp ba so với thường ngày.

Chăm sóc vườn cây ăn quả chuẩn bị cho mùa Tết. Ảnh: SC

 

Cuối năm, dù buổi trưa có nắng hanh, nhưng buổi sáng và chiều tối, tiết trời lạnh hơn, gió nhiều hơn. Cái lạnh se sắt tràn về làm mọi người chỉ muốn cuộn mình trong chăn ấm, nhưng vì công việc cuối năm nhiều nên dường như ai cũng phải đi làm sớm một cách miễn cưỡng.

Sáng nay trước khi đi làm ghé ra chợ, chị chủ hàng rau xanh vừa bán hàng vừa trò chuyện với nhà vườn mang rau ra bỏ mối, mà cảm nhận rõ sự hối hả, tất bật. Nghe chị chủ hàng rau dặn nhà vườn, làm gì làm, dịp Tết này phải có đủ nguồn rau cung cấp cho chị để phục vụ nhu cầu của khác hàng, tránh tình trạng cung vượt cầu, tăng giá. Chị bán rau còn nói: “Mình bán giá cao, người nghèo không có tiền chi tiêu đón Tết thì cũng đâu có vui”. Tự nhiên lòng thấy vui, thấy ấm áp làm sao. Vui vì mọi người ai cũng muốn sẻ chia, muốn chung tay để nhà nhà, người người được đón một cái Tết vui tươi, đầm ấm, đủ đầy.

Xin cảm ơn tấm lòng của chị chủ hàng rau. Trong đầu tôi chợt nghĩ, giá như ai cũng nghĩ được như chị thì tốt biết bao nhiêu. Bởi mỗi dịp Xuân về Tết đến, đâu đó, chúng ta vẫn thường nghe đến chuyện đầu cơ găm hàng, tăng giá.

Chăm sóc những chậu hoa cúc. Ảnh: S.C

 

Rõ ràng buôn bán là phải có lợi nhuận, và lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ kinh doanh buôn bán càng có hiệu quả. Nhưng sinh lời và lợi nhuận cũng phải từ tâm thì mới bền vững, chứ đừng vì lợi riêng mà bất chấp, làm đủ cách, đủ chiêu trò để kiếm lời.

Cuối năm, có biết bao nỗi lo của những gia đình không có điều kiện. Đó là nỗi lo về những khoản nợ nần phải vay mượn làm ăn hay nhà có biến cố, nỗi lo về chuyện sắm sửa tết trong gia đình. Người ta thường nói, “có ít sắm ít, có nhiều sắm nhiều”, vẫn biết là vậy, nhưng với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có gì vui hơn khi chỉ phải chi tiêu ít mà vẫn sắm Tết tươm tất. Vì vậy, bán đúng giá, không tăng giá, rộng hơn là ổn định thị trường trong dịp Tết đến Xuân về là điều thật nhân văn, ý nghĩa.

Cuối năm, nhà vườn nào cũng tất bật chăm sóc kỹ lưỡng cho những luống rau, chậu hoa để kịp phục vụ mùa tết. Sáng ra chạy xe đi làm dọc hai bên đường ven thành phố, những nhà vườn trồng hoa, trồng rau nhộn nhịp lắm. Người thì lo chỉnh sửa những cây hoa cúc đã vào chậu, người thì tưới nước cho những luống rau cải, xà lách mới gieo trồng.

Làm quần quật cả năm, nhà vườn nào cũng mong chờ đến Tết để có thể mang những chậu hoa nhà mình trồng được ra chợ hoa xuân. Nhớ những năm trước, từ khoảng 20 tháng Chạp nhà vườn đã lục đục mang hoa ra chợ, ra phố. Nhìn bà con vất vả dưới nắng hanh và gió lạnh của tiết trời cuối năm, rồi phải thức khuya dậy sớm để canh giữ hoa nữa, thấy mà thương. Bởi đâu phải năm nào sức tiêu thụ của thị trường cũng mạnh, hoa bán nhanh và được giá đâu. Có năm mới 28-29 tháng Chạp nhà vườn đã bán hết hoa, nhưng cũng có năm gần giao thừa rồi mà hàng hoa vẫn còn xếp hàng xếp lớp. Cũng do điều kiện kinh tế khó khăn chung.

Hy vọng năm nay kinh tế phục hồi, sức mua của người tiêu dùng tăng mạnh, hoa bán hết với giá tốt, để tạo động lực cho nhà vườn đón mùa Xuân vui tươi hơn.

Đi giữa dòng người đông đúc trên phố, nghĩ về những ngày cuối năm mà thấy lòng bâng khuâng bao cảm xúc. Tôi dặn lòng mình tạm quên đi những chuyện buồn của năm cũ, cố gắng làm cho xong công việc của mình để còn về quê đón Tết bên gia đình.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
  • Đi trong mùa nắng
  • Tháng Ba mùa gặt
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by