Xuân giục giã cỏ cây cựa mình trổ nõn, khoe lá non tơ mơn mởn, mềm óng ả. Xuân tô sắc cho hoa xuân thêm rực rỡ. Xuân về trên những cánh đồng lúa xanh thì con gái, rì rào gió nhẹ. Xuân dạo chơi trên những rẫy cà phê khoe sắc trắng tinh khôi trong nắng vàng...
Chiều cuối năm, tất bật với bao công việc nhà, khi đã mệt nhoài, tôi ngả mình lên võng nghỉ ngơi, bỗng nghe tiếng đàn guitar của anh hàng xóm đệm cho vợ hát. Hôm nay nhà anh cúng tất niên và tất nhiên không thể nào thiếu tiết mục văn nghệ của gia đình.
Xin lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người có thêm động lực, tạo được niềm tin, hướng thiện, sống có ích và sống đẹp hơn.
Mỗi năm màu Tết quê lại khác đi chút ít nhưng tựu chung dư âm màu sắc xưa cũ vẫn còn đó. Một phần ký ức, cuộc sống của tôi đều nằm ở những gam màu sắc của Tết quê bình dị!
Tết, tết, tết, tết đến rồi… Những ngày cuối năm, nghe giai điệu của bài hát mà thấy lòng rộn rã. Giữa bộn bề công việc nhưng bao mệt mỏi, lo toan bỗng chốc tan biến, bởi cứ nghĩ đến việc sắp được về quê ăn tết lại khấp khởi niềm vui.
Theo làn gió sớm, mùi hăng hắc của củ kiệu đã lan tỏa khắp không gian. Mẹ nhìn sang nhà đối diện, nhà bên, nhà chênh chếch nữa… đã phơi củ kiệu trước sân. Những củ kiệu đã qua ngâm, cắt gọt, rửa sạch trắng nõn nà trên chiếc nong đan bằng tre.
Tôi ngồi viết những dòng này khi vừa chớm tết, và hồi chiều mới nhận được thùng quà của bạn từ làng gửi xuống. Trong thùng là thịt, là rau, củ… Thứ nào cũng tươi mới, như tấm lòng thơm thảo của bạn vậy.
Năm nào cũng vậy, cứ trước Tết Nguyên đán vào khoảng một tháng, người người, nhà nhà lại chộn rộn chuyện đổi tiền mới để mừng tuổi, để lì xì, để lễ chùa, thậm chí là để sử dụng vì suy nghĩ đầu năm mới dùng tiền mới sẽ có nhiều may mắn. Mặc định thành thói quen, thành việc phải làm, nhiều người đã bằng mọi cách để có tiền mới.
Còn vài ngày nữa là đất trời sang Xuân, khắp mọi nơi đang rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Buổi sáng tôi bất chợt nghe từ chiếc loa đầu ngõ ngân vang bài hát “Mùa xuân đến rồi đó”. Cứ mỗi lần nghe bài hát với giai điệu tươi vui, rộn ràng đầy “chất xuân” ấy, tôi lại thấy trong lòng trào dâng những cảm xúc xao xuyến, bồi hồi, khó diễn tả thành lời.
Con đường đi qua mỗi ngày, thường chỉ mươi phút là đến cơ quan, nhưng mấy bữa nay, cứ dùng dằng, chùng chình mãi, có khi mất cả nửa giờ. Hắn từng tự hỏi, cái gì đã níu bước chân đến không muốn rời đi?
Vì một chút ích kỷ, một chút bất tiện, nhiều người sẵn sàng nhập cảnh chui, trốn kiểm dịch y tế, né cách ly. Và cũng vì một món lợi ích nhỏ, trước một nhu cầu lớn, nhiều đối tượng đã tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép, bất chấp sự an toàn đối với sức khỏe của cả cộng đồng.
Sáng nay đang làm việc, bỗng tiếng tít, tít vang lên từ điện thoại di động. Trong zalo nhóm hội “bộ tứ 12E” của chúng tôi, tin nhắn của bạn D. bên Đăk Lăk gợi ý: Tết này, nhóm mình tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày tình bạn nhé. Tất cả các ông xã và con cháu nội, ngoại, dâu, rể đều tham dự. Đọc tin nhắn mà tôi vô cùng xúc động, bồi hồi nhớ lại tình bạn thuở xưa. Mới đó mà đã 45 năm.
Gió núi, gió sông vẫn thổi qua mảnh vườn nhỏ với những chấm sáng li ti trên vạt đất nâu đen. Lạnh căm căm. Nhưng nó cảm thấy trời như đang ấm dần lên. Ít nhất là chiều nay không còn mưa lắc rắc. Hẳn rằng vài ngày nữa, nắng xuân sẽ về!
Thời gian từ tháng Chạp về được chị đếm ngược dần một cách vô thức đón chờ ngày Tết. Dù khó đến đâu, dù bận đến đâu, chị cũng mong cái Tết thật tươm tất, ấm cúng, đủ đầy. Nên bao nhiêu tháng Chạp qua đi rồi vẫn thế, vẫn khiến chị chộn rộn, tất bật… Mà có lẽ cái tất bật, bận rộn ấy lại mang cho chị nhiều cảm xúc, lại khiến cho chị háo hức chào đón. Tháng Chạp mà!
Mẹ tôi sinh 7 con gái và có 7 chàng rể, theo quan niệm xưa “dâu là con, rể là khách”. Tuy nhiên, mẹ tôi lại quý rể lắm, mẹ cho rằng, mình có 7 người con gái, giờ lại có thêm 7 đứa con trai nữa. Mẹ xem những chàng rể đó như con đẻ vậy. Khi 7 đứa con gái sinh nở mẹ đều nuôi và chăm lo cho cháu ngoại chu đáo. Vậy nên chàng rể nào cũng đều tôn trọng ba mẹ tôi và yêu thương vợ con hết mực.
Nhà quay về hướng Tây Nam, cây rủ theo chiều ngược lại. Ở đó, trên những cành nhánh chắc khỏe, vững vàng, cha con ông đã dọn một khoảng trống, dựng lên một cái “chòi” con, tạm gọi là gian nhà, rất riêng và rất lạ. Để thêm một chỗ trú đêm, để ngắm sao trời và nghe gió thổi.
Bên cạnh những người có ý thức, thăm thú các cảnh đẹp, ngắm hoa, chụp ảnh một cách nâng niu thì cũng có một số du khách để chụp được bức ảnh đẹp đã hái hoa, kéo gãy cả cành, thậm chí có người còn bẻ cả cành hoa anh đào mang về.
Đêm, lướt vội facebook, bất chợt gặp chị đang phát trực tiếp làm mứt sâm dây. Đôi tay chị đảo nhanh, mẻ mứt sâm dây đang ở giai đoạn sền sệt. Vị ngọt tự nhiên của sâm dây đang hòa lẫn, kết dính vị ngọt của đường thành một màu vàng nhạt… Chỉ nhìn qua hình ảnh mà chao ôi, sao lại ngon, lại thơm, lại thèm đến thế. Một điều gì đó bỗng cựa trỗi, một cảm giác pha trộn khó gọi tên, mừng vui, tự hào, và cả thân thuộc nữa.
Sáng nay thức dậy, lặng lẽ bóc từng tờ lịch cũ, tôi chợt nhận ra bloc lịch đã mỏng dính. Những ngày cuối cùng của một năm trôi đi thật nhanh… Cảm giác hối hả, cập rập của một năm sắp qua xen lẫn cùng cái rạo rực, vui sướng khi sắp chào đón một năm mới thật khó tả.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.