Gần 20 năm gắn bó với nghề, vui, buồn của những ngày đầu vẫn vẹn nguyên, tươi mới như hôm qua. Nên cứ mỗi dịp tháng Sáu về, với tôi, ký ức chuyện nghề từng năm, từng năm quay chậm lại, hiện lên rõ nét.
Tháng 5, trời trong veo, nắng vàng như rót mật, khắp các triền đồi trên vùng đất Kon Plông được nhuộm tím bởi sắc màu hoa sim. Cánh hoa sim mỏng manh, phảng phất màu tím biêng biếc – màu của tình yêu thủy chung, của đợi chờ, hy vọng… có thể làm say lòng tất cả những ai khi đến với Kon Plông.
Xóm nhỏ, chiều nào cũng rộn ràng. Một phần, nhờ lũ trẻ con. Mặc kệ ai suy nghĩ, lo toan, vội vàng chuẩn bị bữa ăn sau một ngày bận rộn, những đôi mắt trong veo chỉ biết rằng, phía trước là cồn đất đỏ để xúc, để nặn; bên đám đất trống là địa điểm để tạt lon và những đám cây trở thành nơi ẩn náu trong trò chơi năm mười.
Vui chơi như thế nào, dành bao nhiêu thời gian cho các ứng dụng công nghệ số và nên xem, tham gia các trò chơi gì cho các ứng dụng giải trí; nên ứng dụng công nghệ số sao cho hiệu quả để vừa kết hợp giữa việc vui chơi giải trí và củng cố kiến thức là mong muốn của trẻ em và của cả những người làm cha làm mẹ.
Anh tung chăn ngồi dậy, nhìn ra cửa sổ, trời mới nhờ nhờ sáng. Ở cái làng nằm nép dưới chân núi này, mặt trời đến muộn hơn. Phía nhà văn hóa thôn bắt đầu rộn ràng âm thanh của ca khúc Bài ca bầu cử từ chiếc loa phóng thanh, sau một hồi khọt khẹt như “dọn giọng lấy hơi”.
Sinh ra từ làng, nên khi lớn lên xa quê, nó luôn hoài niệm về quê nhà với bao kỷ niệm đẹp đẽ, thân thương. Trong đó có hình ảnh con đường làng in dấu những ký ức tuổi thơ sâu lắng.
Ngày còn nhỏ, con cứ nghĩ mẹ là người có khả năng siêu nhiên, có thể làm được hết mọi việc trên đời mà không biết mệt. Mỗi khi con ngã, con đói, con đau..., chỉ cần cất tiếng gọi là mẹ sẽ giúp con giải quyết hết những khó khăn mà con gặp phải. Đến khi lớn khôn, dường như con vẫn không thể bỏ được thói quen đó. Mỗi khi bất trắc, cùng cực, chất chứa những nỗi buồn cũng rưng rưng thốt lên “Mẹ ơi”…
Không để “đánh trống bỏ dùi”, không để sau chiến dịch mọi chuyện đâu lại vào đấy, việc xử lý các vấn nạn đô thị phải được lực lượng chức năng thực hiện đồng bộ, quyết liệt, nghiêm minh, công bằng và thường xuyên, liên tục.
Chiến tranh đã lùi xa gần năm thập kỷ, nhưng cứ đến ngày 30/4 hàng năm, ông bà lại khôn nguôi nỗi nhớ về nhau. Chiến tranh đã cướp mất hơn 20 năm tuổi thanh xuân của ông bà trong sự xa cách, chờ đợi và kiếm tìm. Để rồi khi nước nhà được độc lập, non sông thu về một mối, họ lại không thể về chung một nhà.
Không còn là giấc mơ nữa. Cô thanh thản nằm trên bãi cỏ ven đường, xung quanh là những vạt hoa mười giờ đủ màu sắc đang vươn lên đón nắng. Và thấy trong gió ngát hương thơm đồng nội.
Ngắm nhìn sắc tím bằng lăng lại nhớ đến những cái ôm bịn rịn, những giọt nước mắt trong các cuộc chia ly chuyển cấp. Cũng phải 15 năm trôi qua, dưới những bông hoa tim tím, lũ học trò phải rời tay nhau, xa mái trường thân yêu, xa những đứa bạn từng gắn bó một thời để bước vào những cuộc thi quyết định tương lai. Có lẽ, bởi vậy, hoa dù đẹp nhưng lại gợi nhớ sự chia ly, chất chứa bên trong một nét buồn man mác.
Việc núp bóng hay lợi dụng vỏ bọc khám chữa bệnh từ thiện để bán thực phẩm chức năng khiến nhiều người dân nhẹ dạ cả tin bị mắc lừa và mất tiền oan ngày càng diễn ra phức tạp. Đây không chỉ là hoạt động thu lợi bất chính mà còn làm biến tướng một chương trình vốn rất nhân văn khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Năm nào cũng vậy, bước chuyển từ mùa khô sang mùa mưa của cao nguyên bao giờ cũng bằng những cơn mưa cách quãng. Một tuần, mươi ngày trời mới đổ một cơn. Nhưng cơn mưa nào cũng ầm ào, cũng dữ dằn, như để xóa đi dấu vết, bụi bặm của những tháng mùa khô nắng gió.
Mồ côi mẹ, Tèo cứ phập phồng sợ có ngày ba lấy vợ nữa. Không phải nó ích kỷ muốn giữ ba cho riêng mình mà sợ người mà sau này phải kêu bằng má ấy sẽ không thương nó, coi nó như con ghẻ, như câu nói của người xưa: “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.
“Đi gội đầu chị. Đặc biệt lắm. Không phải gội bằng dầu gội đâu, bồ kết với vỏ bưởi, đúng chất 100% từ thiên nhiên chị nhé. Em thích chỗ này lắm, như tìm lại hương xưa, hương ngày thơ ấu ấy”. Chẳng chút đắn đo, chị đồng ý tắp lự. Dễ gì có cỗ máy thời gian như Đô rê mon để quay lùi thời gian, tìm lại hương xưa, tìm lại ký ức những ngày thơ ấu…
Những đêm rằm, ông Hai thường nằm trên giường nhìn ra cửa sổ. Con cháu cứ nghĩ ông đang thư giãn, nào biết đâu rằng, ông đang ngóng về những mùa trăng cũ, khi ông còn ở quê nhà. Nơi có ngôi nhà, mảnh vườn luôn ướt đẫm ánh trăng vào đêm rằm. Nơi có dáng bà Hai ngồi xua muỗi cho ông, cả người bà cũng đẫm trong ánh trăng.
Trước thực trạng liên tục xảy ra đuối nước gây tử vong ở trẻ em, để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và xã hội thì một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải quan tâm giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh các nguy cơ tai nạn đuối nước cho trẻ.
Ngày còn nhỏ, mỗi lần ngồi bên bờ suối trước nhà, ngâm đôi chân trần trong những con sóng lao xao, nó lại tự hỏi mình rằng, những con sóng ấy đang chảy về đâu? Người già nói, phía sau dãy núi xám đang nhuộm vàng bởi ánh nắng chiều kia là một vùng đất khác, một con sông lớn, và sóng đang chảy về đó.
Ở nơi ấy, trên ngọn núi cao, có một ngôi làng đẹp như tranh, và một câu chuyện thật đẹp về tình người, một tấm lòng cũng đẹp như vậy mà tôi được nghe trong một đêm mưa. Và hôm nay, tôi kể lại với vẹn nguyên niềm rưng rưng, xúc động.
Ai cũng có một thời tuổi trẻ, tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất của đời người, là món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Đặc biệt ở lứa tuổi 20 - lứa tuổi trẻ trung, năng động và tràn đầy sức sống.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.