• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong    Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Blô    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Plô   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Xao xuyến lộc non

02/03/2021 13:10

Những hàng cao su thẳng tắp, im lìm, trơ trọi vừa mới khiến người đi đường như lạc vào khung cảnh huyền bí và xa xăm, vậy mà chớp mắt, hết một vòng tuần hoàn, vườn cây đã chuyển mình “thay áo” mới, lún phún lộc non xanh. Giữa nền trời biêng biếc, những cành lá non mơn mởn, đầy sức sống đung đưa như đang nhịp nhàng trong vũ điệu valse cùng nắng và gió, khiến lòng người thêm hân hoan.

Từ lúc mở mắt chào đời, tôi đã thấy bóng cao su. Tuổi thơ cũng gắn bó với những dòng nhựa trắng, với những kỉ niệm dưới bóng cao su. Dù có đi đâu, làm gì, cứ có dịp ngang qua những lô cao su thẳng tăm tắp, hun hút, lòng tôi cũng đầy cảm xúc, xao xuyến.

Thân cây cao su xù xì, thô kệch với những vết cứa chằng chịt, nhưng mỗi mùa cao su lại mang đến một vẻ đẹp riêng, không thể lẫn với loài cây nào khác. Vào mùa mưa, cây cao su căng tràn sức sống, kéo theo đó, không khí ở khắp các lô cũng rộn ràng. Con đường đất đỏ phân tách hai bên rừng cây luôn rợp bóng. 

Dưới bóng cao su, công nhân hăng hái sản xuất, thi đua lao động nhằm thu mủ đạt năng suất, sản lượng cao nhất; không cạo phạm vào thân cây, làm hư hại cây, giảm năng suất. Chẳng phải “cao su đi dễ khó về”, bao nhiêu năm nay, cũng nhờ cây cao su cộng thêm sự chăm chỉ, cần mẫn của công nhân, cái đói, cái nghèo nhanh chóng được đẩy lùi, lũ trẻ con đứa nào cũng được đến trường lĩnh hội tri thức.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Tạm biệt những cơn mưa, những tháng ngày rộn ràng, huyên náo và cái lạnh mùa đông, rừng cây mênh mông lại đến mùa thay lá. Lá đo đỏ, vàng vàng, xanh xanh trộn lẫn, bay theo gió, đẹp mê hoặc. Lần nào ngang qua vườn cao su, tôi cũng ngơ ngẩn ngắm nhìn từng chiếc lá tung rơi; đôi lúc bận rộn cũng ráng chờ đợi những cơn gió lạc lối, tạt qua chóng vánh khiến lá rơi rụng nhiều để lưu lại những khoảnh khắc đẹp tựa mùa thu trời Tây.

Thế rồi, chưa kịp say hết vẻ đẹp mê mẩn, thoáng chốc, những chiếc lá xanh đỏ trên từng cây cũng rơi rụng, để lại thân cành trơ trụi. Mênh mông giữa khoảng rừng yên tĩnh, ngoài tiếng lộc cộc thu dọn vật tư của công nhân, chỉ còn tiếng bước chân xào xạc dưới những lớp lá khô dày phủ êm lên tận bắp chân. Khi ấy, những cơn gió cuối đông kèm theo không gian mênh mang đưa đến cảm giác buồn man mác, hệt như nhớ nhung, luyến tiếc một điều gì đó chẳng thể nói nên lời.

Theo quy luật của tự nhiên, đông qua, sắc xuân lại ngập tràn. Tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc và cao su cũng thế, một cuộc sống mới lại được “hồi sinh”. Trên cành gỗ quắt queo không chút sinh khí, những nụ lá non xanh đua nhau đón nắng. Phút chốc, chẳng biết từ đâu, chim chóc bay về líu lo rộn rã, ong cũng từng đàn kéo về hưởng mật trên lá non.

Không ồn ào cũng chẳng thu hút đông người ghé đến như những điểm du lịch, không gian ở rừng cao su những tháng đầu năm vừa mang chút trầm mặc nhưng cũng bừng lên sức sống. Nắng giêng hai trải dài, nghe mùi lá hòa quyện trong mùi đất, mùi thân gỗ đã thấy say ngây ngất. Cùng với màu xanh của mây trời, màu tươi xanh của những nụ lá non mới hé như mang lại không khí thoải mái, yên bình. Sáng sớm, lạc bước giữa rừng cao su, hít một hơi thật sâu, như được tiếp thêm năng lượng cho ngày mới. Sự trong lành, mát mẻ cũng tiếp thêm chút lạc quan, yêu đời, mới cảm nhận được cuộc sống an yên, tự tại biết nhường nào.

Nhiều người nói rằng, về rừng cao su những ngày giêng hai tâm hồn sẽ lắng lại. Thật vậy, không huyên náo, chẳng xô bồ, không còn những dòng mủ trắng chảy trên thân cây già nua, rừng mùa này im ắng. Những bức ảnh sẽ không lung linh như những ngày cao su thay lá, nhưng chắc chắn những lộc non vươn mình mới thực sự đánh thức, gợi nên sự tươi mới, căng tràn sức sống.

Từ những lộc non he hé rồi từng ngày phủ xanh, rừng cao su lại tươi mát, trong lớp vỏ xù xì thân cây lại căng tràn những dòng nhựa trắng. Nhìn lộc non từ những hàng cây thẳng tắp đầu xuân, đâu chỉ dạt dào trong những kỉ niệm mà mỗi người còn có thêm hy vọng, niềm tin về những điều tốt đẹp, tin tưởng về cuộc sống no ấm, bình an.

Bình An

   

Các tin khác

  • Con trai và má
  • Hương bồ kết
  • Những mùa trăng cũ
  • Nỗi đau đuối nước
  • Ơi sóng về đâu!
  • Một tấm lòng
  • Nhắn tuổi 20
  • Sắc màu hoa cỏ
  • Ngộ độc thực phẩm – Nỗi lo thường trực
  • Lúa đang thì con gái
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • “Đất lành chim đậu”
  • Sa Thầy: Chuẩn bị tốt cho công tác bầu cử
  • PRUDENTIAL RA MẮT GIẢI PHÁP BẢO HIỂM TRỰC TUYẾN “PRU-VUI SỐNG”
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong
  • Bộ CHQS tỉnh: Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
  • Tặng quà, chúc Tết lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia
  • Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Nghĩa tình nơi biên cương
  • Chinh phục đông trùng hạ thảo
  • Nhịp cầu vượt sông
  • Bãi cát “giải nhiệt” dưới chân cầu Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
  • Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
  • Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
  • Nghệ nhân Y Hướt với tình yêu thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by