• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong    Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Blô    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Plô   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Tết này khác hẳn tết qua

22/02/2021 06:03

Chợ thưa người, quán hàng ít khách. Ba ngày tết, người đi chơi tết, đi thăm viếng nhau cũng rất ít... Những gì tôi chứng kiến khác hẳn không khí rộn rã, đông vui vốn có xưa nay của tết quê.

Vậy mới nói, tết năm nay thật đặc biệt, khác hẳn những tết đã qua.         

Nhà ông Dư và nhà tôi chỉ cách nhau có một hàng rào hoa thiên lý, lại là chỗ họ hàng, nên đã thành lệ, tết đến, cả nhà ông vẫn thường qua nhà tôi chơi và ngược lại. Ngôi nhà nhỏ của ba má tôi năm nào cũng rộn vang tiếng cười nói vì những câu chuyện của ông Dư và của con, cháu ông. Vậy mà năm nay, chỉ một mình ông Dư “đại diện cho gia đình” qua nhà ba má tôi chúc tết. Ông nói: "Dịch bệnh Covid-19 nên mình phải có ý thức phòng bệnh, giữ cho mình và cho mọi người".

Ông Dư kể, ông rất thích đi chợ tết. Vì ông thích không khí chợ tết quê và cũng để mua sắm những thứ cần thiết cho ngày tết của gia đình. Vậy mà năm nay, ông phải "nén" lắm, cần mua sắm gì hay muốn bán mấy thứ “của nhà làm được”, như con gà, con vịt…, ông gom góp lại vài ba ngày mới đi một lần.

Chưa năm nào chợ tết khác biệt như năm nay. Những ngày trước tết, chợ vắng tanh; đến ngày 30 tết, chợ có phần đông đúc hơn vì nhu cầu mua sắm đồ đạc về rước ông bà, nhưng loáng cái rồi cũng thưa người. Hàng hoa bày bán cũng nhiều mà không phong phú, đa sắc màu như mọi năm…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Tết đến, nhà ông bà, cha mẹ cũng… buồn hơn, vắng vẻ hơn. Vì con cháu, họ hàng cũng hạn chế đến nhà nhau, nếu có cũng chỉ là đại diện để hạn chế việc tụ tập đông người. Nhưng ông bà, cha mẹ cũng không lấy đó làm buồn: Thôi thì giữ gìn chút là phải, cũng là để đảm bảo an toàn.

Dù cái tết có đặc biệt nhưng ông Dư vẫn giữ tâm thế vui tươi, hồ hởi của ngày tết. Ông vẫn diện bộ quần áo mới con cái sắm sửa cho. Có điều, đến nhà ai, ông cũng không ngồi lâu chuyện trò như mọi năm mà chúc tết xong là ra về ngay. Ông nói: "Nhà nào tôi đến chúc tết cũng 5-7 phút là đi ra chứ dịch bệnh Covid-19 cũng không nên ngồi lâu".

Đúng là một cái tết đặc biệt! Mọi năm, sáng mùng một tết, cả nhà dượng Sáu có hơn chục người đều về phía ngoại để thắp nhang cho ông bà, nhưng năm nay chỉ có một mình dượng đại diện cho cả nhà lên thắp nhang mừng tuổi ông bà. Dượng Sáu nói: "Dịch bệnh Covid-19 nên năm nay mấy đứa nhỏ không về. Nhà cửa cũng buồn. Nhưng vì sức khỏe mọi người và cũng để góp phần đảm bảo an toàn cho cộng đồng nên phải chấp hành nghiêm. Dù tụi nó có muốn về, tôi cũng khuyên không nên. Buồn chút, nhưng mà như vậy cho an toàn".

Tết năm nay, nhà ông Năm có con từ Thành phố Hồ Chí Minh về. Dù con ông không ở khu vực phải cách ly như quy định, nhưng trên đường về nhà, ông đã gọi điện nhắc đi thẳng đến trạm y tế xã khai báo y tế. Không chỉ có vậy, ông Năm còn dặn dò các con chỉ ở nhà, không đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với mọi người như một hình thức "cách ly tại nhà". Ông Năm cho biết, để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, gia đình, năm nay, gia đình ông cùng nhau ăn tết gói gọn trong phạm vi gia đình. Việc mua sắm các thực phẩm cho ngày tết, ông  nhờ người bán hàng đem đến tận nhà hoặc người thân mua giúp. Ông cũng hạn chế việc đi thăm, chúc tết. Ngoài đến nhà vài người thân, còn lại, ông cũng không đến nhà ai, mà chủ động chúc tết qua điện thoại.

Tất nhiên, những phong tục đẹp, những nét văn hóa trong ngày tết cổ truyền vẫn được gia đình ông gìn giữ nên không làm mất đi ý nghĩa của ngày tết. Nhất là phong tục rước ông bà vào ngày 30 tết, tục xông đất-xông nhà, cúng giao thừa, mừng tuổi - lì xì đầu năm cho ông bà, con cháu…

Gia đình chú Chín hàng xóm cũng có con đi học từ Thành phố Hồ Chí Minh về và dù không nằm trong vùng cách ly nhưng thấy gia đình ông Năm nghiêm túc trong việc phòng chống Covid-19 nên cũng dặn con cháu chỉ ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người.

Ngày tết, mở Facebook, Zalo thấy nhiều người cũng hết sức tâm trạng vì không được về quê ăn tết cùng gia đình, họ hàng nhưng điều đáng ghi nhận là ai cũng đều biết tự an ủi mình và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh Covid-19. Chị bạn thân đăng bức ảnh về quê đón tết từ cách đây mấy năm lên facebook với dòng trạng thái đầy tâm trạng nhưng cũng chất chứa niềm tin dịch bệnh sẽ qua mau: "Cầu mong sớm hết dịch để năm sau con được về quê ăn tết. Mong bình an đến mọi người, mọi nhà". Một người bạn lập gia đình tại tỉnh Gia Lai cũng không về quê đón tết, đăng bức ảnh gia đình nhỏ của mình bên chậu mai đang bung những chùm hoa vàng rực kèm dòng trạng thái: "Đón tết xa quê"… Bao bình luận, bao lời chúc tốt đẹp và cầu mong may mắn, bình an của mọi người, tất nhiên trong đó có tôi, dành cho chị.

Tết đến, chắc hẳn, ai ở trong vùng dịch cũng thấy lo lắng và ai ở ngoài vùng dịch nhưng có con cháu ở trong vùng dịch cũng lại càng thấy lo lắng, bồn chồn hơn… Nhưng trên tất cả, mọi người đều biết gạt qua nỗi lo lắng, sợ hãi để biến ý thức thành hành động, cùng nâng cao ý thức trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng là điều đáng được hoan nghênh.

Đúng là tết này khác hẳn tết qua!

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Con trai và má
  • Hương bồ kết
  • Những mùa trăng cũ
  • Nỗi đau đuối nước
  • Ơi sóng về đâu!
  • Một tấm lòng
  • Nhắn tuổi 20
  • Sắc màu hoa cỏ
  • Ngộ độc thực phẩm – Nỗi lo thường trực
  • Lúa đang thì con gái
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • “Đất lành chim đậu”
  • Sa Thầy: Chuẩn bị tốt cho công tác bầu cử
  • PRUDENTIAL RA MẮT GIẢI PHÁP BẢO HIỂM TRỰC TUYẾN “PRU-VUI SỐNG”
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong
  • Bộ CHQS tỉnh: Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
  • Tặng quà, chúc Tết lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia
  • Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Nghĩa tình nơi biên cương
  • Chinh phục đông trùng hạ thảo
  • Nhịp cầu vượt sông
  • Bãi cát “giải nhiệt” dưới chân cầu Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
  • Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
  • Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
  • Nghệ nhân Y Hướt với tình yêu thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by