Hơn 10 năm là già làng Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông), cựu chiến binh A Duân luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở địa phương. Già còn tích cực tuyên truyền, vận động dân làng chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hưởng ứng các phong trào thi đua chung sức phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Với mục đích chia sẻ, mang tình yêu thương đến mọi người, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, một nhóm các bạn trẻ (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei) đã lập ra Câu lạc bộ Ước mơ xanh Đăk Glei để thực hiện những việc làm thiện nguyện, chứa chan tình người.
Anh A Nga được đánh giá là một trong những thanh niên tiêu biểu, dám nghĩ dám làm, có ý chí lập thân lập nghiệp. Không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân, anh còn tích cực giúp đỡ bà con và đoàn viên thanh niên khác cùng làm theo, góp phần tích cực xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Cậu bé 9 tuổi A Huyên (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) bị phỏng nặng, gia đình không cho chữa trị, nhưng nhờ sự vận động của chính quyền địa phương, sự tận tâm của các bác sĩ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tốt bụng, cháu bé đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, trở về với gia đình.
Việc làm của những người đang lặng thầm với công việc kết nối thông tin tìm mộ liệt sỹ xuất phát từ sự thấu hiểu, đồng cảm đối với thân nhân liệt sĩ và hơn hết là sự tri ân đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc - đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” biết bao đời nay của dân tộc Việt Nam.
Gắn bó với công tác phụ nữ gần chục năm, chị Nguyễn Thị Út - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên, phụ nữ của phường, đặc biệt là phụ nữ ở các thôn đồng bào DTTS.
Là một trong số nghệ nhân tiêu biểu của đồng bào Rơ Măm làng Le, già làng A Glong không chỉ giàu kinh nghiệm làm cây nêu và chế tác một số sản phẩm văn hóa dân gian; mà quan trọng hơn, với vốn kiến thức văn hóa và uy tín trong cộng đồng, già luôn đi đầu tập hợp, tổ chức thành công các hoạt động văn hóa truyền thống ở khu dân cư.
Không chỉ miệt mài lao động sản xuất để thoát nghèo và vươn lên có “của ăn của để”, nuôi dạy con cái trưởng thành; già A Pruih luôn ý thức cao trong việc tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm cơ sở vận động bà con làm theo.
Cơ sở nuôi gà bằng thảo dược của Hợp tác xã Đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum có lẽ là mô hình đầu tiên tại tỉnh ta. Mô hình là sự tâm huyết của chàng trai khuyết tật nhưng đầy nghị lực Huỳnh Thanh Tú (44 tuổi) ở đường Nguyễn Thiện Thuật (thành phố Kon Tum). Mô hình được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến bởi sự mới lạ, thân thiện với môi trường.
Dẫu chịu những lời đồn thổi, dị nghị khi nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng bằng tấm lòng nhân từ và bản lĩnh của mình, chị Nguyễn Thị Trúc - người con gái chưa chồng - vượt qua tất cả điều tiếng không hay của dư luận để cưu mang những đứa trẻ kém may mắn bằng tình thương của người mẹ suốt những năm qua...
Với quyết tâm học hành thành tài để thay đổi cuộc sống, em Y Minh (dân tộc Giẻ Triêng) một mình vượt hơn 180km từ rẻo cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) xuống thành phố Kon Tum tìm con chữ. Sau 3 năm miệt mài đèn sách, kết quả 3 năm liền Y Minh là học sinh giỏi toàn diện của Trường PTDTNT tỉnh và em đang tiếp tục nuôi giấc mơ trở thành phiên dịch viên.
“Chịu khó, luôn tìm hướng phát triển kinh tế thích hợp trên vùng đất quê hương, làm giàu cho gia đình và xã hội”- là nhận xét của ông A Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) về anh A Phong ở làng Kon Mong, xã Đăk Hring.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1987) ở thôn 6, xã Tân Lập và Nguyễn Đình Đức (sinh năm 1986) ở thôn 12, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đã khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương.
“Không chỉ giỏi xoang, hát hay mà còn biết đánh chiêng, đánh trống. Chỉ dạy cho bọn trẻ thì càng hăng say, nhiệt tình ” - Đó là lời nhận xét của già A Thuih - người làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà - về nữ nghệ nhân Y Yel ở đây. Họ là hai cá nhân trong số các Nghệ nhân Ưu tú của tỉnh đã được tôn vinh.
Ngày mới vào mảnh đất Ia H’Drai lập nghiệp, vợ chồng anh cứ nghĩ chắc không thể trụ lại được vì khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn. Ấy vậy mà, bằng ý chí và quyết tâm chung tay xây dựng vùng biên ngày một phát triển, họ đã bám trụ lại và vươn lên. Đến nay ngót nghét cũng đã gần 9 năm, hai vợ chồng đã có cơ ngơi khá vững vàng khiến nhiều người phải nể phục.
Đem những kiến thức, kinh nghiệm được học hỏi trong quân ngũ trở về địa phương, Siu Ga Rin (sinh năm 1979) - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (hay còn gọi là Xã đội trưởng) xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông), không ngừng xây dựng lực lượng dân quân xã ngày càng vững mạnh toàn diện…
Sinh năm 1972, tại một miền quê nghèo ở Thanh Hoá, từ nhỏ chị Trương Thị Nhung đã phải phụ mẹ làm đồng áng, bán rong nước chè tại các ga tàu, xe để kiếm tiền đi học. Những lúc đó, chị ao ước có người giúp đỡ mình, vì vậy chị luôn đồng cảm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” –câu nói này được anh Nguyễn Ngọc Trung – Phó Bí thư Đoàn trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sa Thầy coi là kim chỉ nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Anh là cán bộ Đoàn duy nhất của tỉnh Kon Tum được vinh dự nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2019 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, các giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei đã góp gạo, thức ăn... rồi cùng nhau tự nấu cơm trưa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em nuôi “giấc mơ tìm kiếm con chữ”…
Tháng 3 về xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), chúng tôi được cán bộ địa phương giới thiệu những học sinh nghèo hiếu học đang hàng ngày nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh hiểm nghèo để đến trường học tập, đó là các em Lê Ngọc Dương, Y Mi, Y Ý. Với các em, mỗi ngày được đi học là niềm vui, là hạnh phúc nuôi hy vọng cho tương lai có cuộc sống tươi đẹp hơn. May mắn thay trên hành trình nuôi ước mơ đến trường, các em đã và đang được các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm kết nối, chia sẻ yêu thương...
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.