• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Nét đẹp đời thường

Nghị lực của cô học trò người Giẻ Triêng

06/08/2019 06:00

Với quyết tâm học hành thành tài để thay đổi cuộc sống, em Y Minh (dân tộc Giẻ Triêng) một mình vượt hơn 180km từ rẻo cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) xuống thành phố Kon Tum tìm con chữ. Sau 3 năm miệt mài đèn sách, kết quả 3 năm liền Y Minh là học sinh giỏi toàn diện của Trường PTDTNT tỉnh và em đang tiếp tục nuôi giấc mơ trở thành phiên dịch viên.

Được sự giới thiệu của cô Hồ Thị Mai Lý - Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh, chúng tôi ghé thăm em Y Minh (18 tuổi) đang theo học tại Trường PTDTNT tỉnh. Minh là học sinh có hoàn cảnh khó khăn và nhà ở xa nhất so với các bạn cùng trường. Từ trường về nhà Y Minh phải vượt qua quãng đường hơn 180km đến đỉnh núi Ngọc Linh chót vót ở xã vùng sâu Ngọc Linh (Đăk Glei). Suốt mấy năm theo học tại trường, mỗi năm em chỉ có 2 lần ghé về nhà thăm mẹ. Mỗi lần như thế cô bé được ở lại đôi ba ngày rồi lại lặn lội xuống thành phố để học.

Thấy người lạ đến thăm, cô bé Y Minh bỏ vội quyển sách xuống giường rồi ngại ngùng cười chào khách. Tâm sự với chúng tôi, Minh kể rằng em sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em và thuộc diện hộ nghèo của xã Ngọc Linh. Là con thứ 5 trong nhà, từ nhỏ, cuộc sống của Minh cứ quanh quẩn bên rẫy bắp, rẫy mì.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh chị của Minh không được học đến nơi đến chốn. Các anh chị lần lượt lập gia đình và rồi cũng gắn bó với rẫy vườn. Chỉ có một người anh kề Minh là vừa tốt nghiệp đại học. Chính từ những câu chuyện của người anh về thế giới bên ngoài đã thôi thúc Y Minh cố gắng học tập nuôi dưỡng ước mơ.

Khi còn nhỏ, Y Minh đã quen với việc nhà nông “chân lấm tay bùn” nên cô bé cảm nhận được những khổ cực từ công việc của những người dân nơi đây. Ngày này qua tháng khác, Y Minh chứng kiến bố mẹ quần quật làm lụng nhưng cuộc sống gia đình em chẳng mấy dư giả.

Có những hôm theo cha lên rẫy, Y Minh cầm chiếc cuốc bổ từng nhát nặng nhọc xuống nền đất cứng. Mắt Minh cứ hoa lên vì mệt. Em từ đó càng hiểu thêm những gian khó của bố mẹ, của các anh chị và càng thêm nghị lực quyết tâm học tập nuôi ước mơ thoát nghèo, nhất là để nhìn ngắm thế giới bên ngoài bao la, được học hỏi bao điều mới lạ. Minh nghĩ, con đường duy nhất có thể giúp cô bé thực hiện ước mơ đó là phải học thật giỏi. Thế là Minh lao vào học tập với sự say mê, kiên trì. Càng học Y Minh càng bị “con chữ” cuốn hút, những điều mới lạ tạo cho em sự say mê.

Năm lớp 6, Y Minh thi đậu vào Trường PTDTNT tỉnh. Ngày đầu nhập học, Minh được anh chở xuống huyện cách nhà hơn 60km để đón xe đò về thành phố Kon Tum nhập trường. Thương em gái lắm nhưng anh trai Minh phải quay về, vì công việc đồng áng của gia đình đang bận, đường sá lại còn xa xôi. Gạt nước mắt nhìn bóng người thân xa dần, cô bé lớp 6 một mình bắt xe đò xuống thành phố Kon Tum.

Về phố thị, Y Minh còn nhiều bỡ ngỡ lắm vì xung quanh là môi trường mới, thầy cô mới và những người bạn xa lạ.

 “Khi mới về trường em rất rụt rè, khó gần lại thêm nỗi nhớ nhà, nhớ người thân nên đêm nào em cũng khóc. Mấy lần em gọi điện về cho mẹ và đòi nghỉ học. Khi ấy, mẹ ra sức khuyên ngăn, động viên em cố gắng học. Thế rồi em nghĩ lại, tự an ủi và nhắc nhở bản thân phải học giỏi, thật giỏi”, Y Minh đưa ánh mắt về phía xa kể.

Nhà cách xa trường, điều kiện lại khó khăn nên mỗi năm Minh chỉ về được 2 lần là dịp tết và hè. Do chi phí ăn uống và ở của Minh cùng các bạn được Nhà nước lo nên mỗi năm bố mẹ Minh chỉ chắt chiu cho em khoảng 1 triệu đồng để em có thêm sinh hoạt phí.

Nói về việc học tập, Y Minh kể, ngoài việc học trên lớp một cách nghiêm túc, bản thân Minh phải tự mày mò, tự học mọi lúc, mọi nơi. Hễ có thời gian là Minh lại vùi đầu bên sách vở. Bên cạnh đó, Minh cùng các bạn ở khu nội trú của trường thường xuyên tập trung học nhóm, trao đổi kiến thức cho nhau, từ đó giúp nhau tiến bộ hơn.

Khi được hỏi về ước mơ sau này, Minh cười nói: “Trong kỳ thi THPT Quốc gia, em đăng ký 3 nguyện vọng, nhưng em mong nhất là đỗ ngành Ngôn ngữ Anh ở Đại học Đà Nẵng. Sau này ra trường em muốn được làm phiên dịch để được gặp nhiều người, được đi đến các nước khác nhau, tìm hiểu phong tục, nền văn hóa… của các nước. Đặc biệt hơn là em có thể chăm lo cho bố mẹ tốt hơn…”.  

 “Nói thì nói vậy, nhưng nếu em đậu đại học thì gia đình em cũng không biết xoay đâu ra tiền cho em đi học anh ạ. Nhà em nghèo lắm, không có tiền cho em đi học đâu” - Minh buồn bã nói.

Y Minh (giữa) trò chuyện với phóng viên. Ảnh: PN

 

Cô Hồ Thị Mai Lý - Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh cho biết, trong năm học 2018-2019, toàn trường có 454 học sinh, trong đó có 131 em học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi THPT Quốc gia.

Về trường hợp của Y Minh, cô Hồ Thị Mai Lý cho biết, gia đình em thuộc diện đặc biệt khó khăn, bố mẹ làm nông, nhà đông anh chị em. Mặc dù nhà cách trường hơn 180km nhưng Y Minh rất quyết tâm học tập và đạt được nhiều thành tích cao. 3 năm liền, Minh đều là học sinh giỏi của trường.

Năm học 2018-2019, Minh được trường cử đi thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp tỉnh và đạt giải Nhì, đồng thời Minh cũng vừa đạt giải Khuyến khích “Văn hóa đọc” cấp tỉnh.

Với kết quả học tập nói trên cho thấy cô trò người Giẻ Triêng Y Minh thực sự là tấm gương đầy nghị lực. Để ước mơ của Y Minh trở thành hiện thực, rất cần sự giúp đỡ của các mạnh thường quân cũng như các nhà hảo tâm.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, Y Minh là một trong số ít thí sinh người DTTS đạt số điểm khá cao. Kết quả, môn Toán, Y Minh đạt 6.80 điểm; Ngữ Văn 5.25; Vật Lý 7.75; Hóa học 6.50; Sinh học 7.25; Tiếng Anh 6.80... 

PHÚC NGUYÊN

 

   

Các tin khác

  • Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu
  • Tuổi cao gương sáng
  • Miệt mài giữ nghề xưa
  • Cô giáo mê thiết kế áo dài phối thổ cẩm
  • Cô học trò nghèo với ước mơ đẹp
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by