Từ chỗ buôn bán các loại cây dược liệu thô ban đầu để mưu sinh, nhất là mặt hàng cây khổ qua rừng - chị Lương Thị Mỹ Huệ ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) chuyển sang vừa thu mua vừa tự nghiên cứu các phương thức chế biến đa dạng sản phẩm từ cây dược liệu rừng này và cuối cùng là thành lập Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên.
Cán bộ, công chức và người lao động ở xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tự nguyện đóng góp ngày lương để mua khẩu trang phát cho các em học sinh trên địa bàn nhằm giúp các em có khẩu trang đeo để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Việc làm kịp thời và mang nhiều ý nghĩa này của đội ngũ cán bộ xã Măng Cành đã nhận được sự cảm kích của người dân nơi đây.
Để giải cứu dưa hấu của người nông dân trên địa bàn tỉnh không tìm được đầu ra do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng vì dịch bệnh Corona (nCoV), sáng 8/2, ông Trần Dũng Thắng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Hòa (xe buýt Phú Hòa) đã xuống tận vườn thu mua dưa hấu của nông dân. Sau đó, chủ doanh nghiệp này tổ chức phát miễn phí cho người dân còn gặp khó khăn ngay tại cổng Bến xe buýt Phú Hòa (ở số 15, đường Lý Thái Tổ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum).
Trong khi nhiều cửa hàng tranh thủ sự khan hiếm khẩu trang trong phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút chủng mới Corona (nCoV) để tăng giá bán, thì tại địa bàn thành phố Kon Tum lại xuất hiện những nghĩa cử đẹp - tự nguyện mua khẩu trang phát miễn phí cho người dân.
Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn từ xa làng Kon Plông, xã Hiếu, huyện Kon Plông đẹp như một bức tranh. Góp phần làm nên sự tươi đẹp thơ mộng của Kon Plông có sự đóng góp của 2 bông hoa đẹp người Xơ Đăng: Nữ Bí thư Chi bộ Y Gam và nữ Thôn trưởng Y On. Từ sự hướng dẫn, giúp đỡ của họ, người dân làng Kon Plông đã chấm dứt nhiều thói quen lạc hậu, vươn lên phát triển kinh tế và có cuộc sống ngày càng no ấm.
Sống gương mẫu, gần gũi, thân thiện, đi đầu phát triển kinh tế gia đình; thực hiện vệ sinh môi trường và luôn nêu cao ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc…, già làng A Nguyh được bà con trong làng Kép Ram tin yêu, cảm phục và lấy già làm tấm gương để học tập, làm theo.
Hơn 10 năm là già làng Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông), cựu chiến binh A Duân luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở địa phương. Già còn tích cực tuyên truyền, vận động dân làng chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hưởng ứng các phong trào thi đua chung sức phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Với mục đích chia sẻ, mang tình yêu thương đến mọi người, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, một nhóm các bạn trẻ (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei) đã lập ra Câu lạc bộ Ước mơ xanh Đăk Glei để thực hiện những việc làm thiện nguyện, chứa chan tình người.
Anh A Nga được đánh giá là một trong những thanh niên tiêu biểu, dám nghĩ dám làm, có ý chí lập thân lập nghiệp. Không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân, anh còn tích cực giúp đỡ bà con và đoàn viên thanh niên khác cùng làm theo, góp phần tích cực xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Cậu bé 9 tuổi A Huyên (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) bị phỏng nặng, gia đình không cho chữa trị, nhưng nhờ sự vận động của chính quyền địa phương, sự tận tâm của các bác sĩ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tốt bụng, cháu bé đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, trở về với gia đình.
Việc làm của những người đang lặng thầm với công việc kết nối thông tin tìm mộ liệt sỹ xuất phát từ sự thấu hiểu, đồng cảm đối với thân nhân liệt sĩ và hơn hết là sự tri ân đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc - đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” biết bao đời nay của dân tộc Việt Nam.
Gắn bó với công tác phụ nữ gần chục năm, chị Nguyễn Thị Út - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên, phụ nữ của phường, đặc biệt là phụ nữ ở các thôn đồng bào DTTS.
Là một trong số nghệ nhân tiêu biểu của đồng bào Rơ Măm làng Le, già làng A Glong không chỉ giàu kinh nghiệm làm cây nêu và chế tác một số sản phẩm văn hóa dân gian; mà quan trọng hơn, với vốn kiến thức văn hóa và uy tín trong cộng đồng, già luôn đi đầu tập hợp, tổ chức thành công các hoạt động văn hóa truyền thống ở khu dân cư.
Không chỉ miệt mài lao động sản xuất để thoát nghèo và vươn lên có “của ăn của để”, nuôi dạy con cái trưởng thành; già A Pruih luôn ý thức cao trong việc tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm cơ sở vận động bà con làm theo.
Cơ sở nuôi gà bằng thảo dược của Hợp tác xã Đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum có lẽ là mô hình đầu tiên tại tỉnh ta. Mô hình là sự tâm huyết của chàng trai khuyết tật nhưng đầy nghị lực Huỳnh Thanh Tú (44 tuổi) ở đường Nguyễn Thiện Thuật (thành phố Kon Tum). Mô hình được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến bởi sự mới lạ, thân thiện với môi trường.
Dẫu chịu những lời đồn thổi, dị nghị khi nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng bằng tấm lòng nhân từ và bản lĩnh của mình, chị Nguyễn Thị Trúc - người con gái chưa chồng - vượt qua tất cả điều tiếng không hay của dư luận để cưu mang những đứa trẻ kém may mắn bằng tình thương của người mẹ suốt những năm qua...
Với quyết tâm học hành thành tài để thay đổi cuộc sống, em Y Minh (dân tộc Giẻ Triêng) một mình vượt hơn 180km từ rẻo cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) xuống thành phố Kon Tum tìm con chữ. Sau 3 năm miệt mài đèn sách, kết quả 3 năm liền Y Minh là học sinh giỏi toàn diện của Trường PTDTNT tỉnh và em đang tiếp tục nuôi giấc mơ trở thành phiên dịch viên.
“Chịu khó, luôn tìm hướng phát triển kinh tế thích hợp trên vùng đất quê hương, làm giàu cho gia đình và xã hội”- là nhận xét của ông A Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) về anh A Phong ở làng Kon Mong, xã Đăk Hring.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1987) ở thôn 6, xã Tân Lập và Nguyễn Đình Đức (sinh năm 1986) ở thôn 12, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đã khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.