Sáng 22/3, tại thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi), Hiệp hội mắc ca Việt Nam phối hợp với huyện Ngọc Hồi tổ chức Hội thảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.
Sáng 20/3, Trung tâm Khuyến công- Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp tổ chức khai trương, đưa vào khai thác điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại số 339, đường Phan Chu Trinh (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum).
Sáng 19/3, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Là địa phương có diện tích rừng lớn, trước tình hình diễn biến nắng nóng gay gắt của mùa khô, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, huyện Sa Thầy chủ động các phương án “canh lửa, giữ rừng”, nhằm hạn chế mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
Theo xu hướng phát triển và hội nhập, “truy xuất nguồn gốc” không còn xa lạ, song với không ít người tiêu dùng hiện nay, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Vấn đề sẽ trở nên quen thuộc, nếu mọi người chịu khó để ý sử dụng một phần mềm đơn giản để tìm hiểu một cách cụ thể về sản phẩm mà mình lựa chọn. Đó cũng chính là cách giới thiệu, phổ biến để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trong tỉnh.
Để thoát nghèo, làm giàu từ nội lực, Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, dồn sức đầu tư xây dựng 3 vùng kinh tế động lực là Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông) và thành phố Kon Tum. Với quyết tâm và đồng thuận của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện, diện mạo của 3 vùng kinh tế đã hiện hữu, góp phần tích cực vào thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hiện nay, tỉnh ta đang ở giai đoạn cao điểm của mùa khô. Để ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, bảo vệ mùa màng, ngành Nông nghiệp và các địa phương chủ động triển khai nhiều biện pháp quản lý nguồn nước, điều tiết nước tưới, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra.
Cùng với việc đầu tư phát triển, Công ty TNHH MTV Cà phê 704 vận động đồng bào DTTS làng Kon Klôk, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà nhận chăm sóc, khoán vườn cây trên cánh đồng mẫu cà phê cao sản. Cây cà phê trên cánh đồng mẫu cao sản ở làng Kon Klôk đang sinh trưởng tốt và mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp.
Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của quân và nhân dân các dân tộc, kinh tế-xã hội của huyện Đăk Tô tiếp tục ổn định và phát triển. Các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, sản xuất nông nghiệp cơ bản đạt kế hoạch; công tác thu hút đầu tư có nhiều tín hiệu khả quan... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Sau 2 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế, vướng mắc. Điều đáng mừng là những hạn chế, vướng mắc này đã được tỉnh và các địa phương nhận thấy và đang tập trung tháo gỡ.
Để giúp người dân có thêm thu nhập, đồng thời tiếp cận với các kỹ thuật trồng chăm sóc dưa hấu, mấy tháng qua, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) đã triển khai thí điểm mô hình liên kết trồng dưa hấu trên diện tích đất nhàn rỗi sau khi thu hoạch mì của người dân trên địa bàn. Hiệu quả bước đầu từ mô hình mở thêm một hướng tăng thu nhập khả quan cho người dân.
Việc kết nối tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, trong những năm qua, ngành Công thương và các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tìm kiếm đối tác, định hướng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh, chàng trai Trịnh Tuấn Kiệt (sinh năm 1997) không ở lại thành phố lập nghiệp như nhiều thanh niên khác mà quyết định về thành phố Kon Tum thực hiện ý tưởng xây dựng thương hiệu cà phê sạch, nguyên chất, mang hương vị đặc trưng với “giá bình dân” để bán cho khách hàng. Và, chỉ sau gần 1 năm thành lập, thương hiệu cà phê của Kiệt đã có mặt ở nhiều địa phương trên cả nước.
Chuyển đổi nông nghiệp bền vững hay còn gọi là Dự án VnSAT được triển khai trên địa bàn tỉnh ta từ năm 2016 với mục tiêu định hướng và hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất cà phê bền vững. Qua 5 năm thực hiện, Dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy sản xuất của người trồng cà phê theo hướng canh tác bền vững, giảm sự tác động lên môi trường.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ia H’Drai đề ra, trong năm 2021, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ia Dom quyết tâm vượt qua những khó khăn thách thức, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về đích nông thôn mới từ năm 2015, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) không ngừng nỗ lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Không còn tâm lý “ăn chơi” hết tháng Giêng, sau Tết, người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum đã hăng hái bắt tay vào sản xuất với niềm tin năm mới sẽ gặt hái thắng lợi mới.
Những năm gần đây, Hội Nông dân huyện Kon Plông luôn chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ, vận động hội viên mạnh dạn đầu tư các mô hình phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.