Ngay từ đầu năm, chính quyền huyện Đăk Tô kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành và an toàn cho các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn.
Trong các hoạt động triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2025, huyện Kon Rẫy tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, nhiều công trình sẽ được đầu tư mở rộng để thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
Sáng 12/5, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)- Chi nhánh Bắc Tây Nguyên và BIDV Kon Tum tổ chức gặp gỡ và chi trả quyền lợi bảo hiểm người vay vốn hơn 1 tỷ đồng cho thân nhân khách hàng vay vốn tại Chi nhánh BIDV Kon Tum.
Chiều tối ngày 10/5, trên địa bàn thành phố Kon Tum xảy ra mưa dông kèm theo gió lốc, sét gây thiệt hại về hệ thống lưới điện khiến hàng trăm hộ dân bị mất điện.
Trong năm 2021, huyện Kon Plông tiếp tục đẩy mạnh triển khai, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả việc phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP. Huyện đặt mục tiêu có ít nhất 3 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng 3 sao cấp huyện vào cuối năm.
Thời điểm này, người trồng cao su trên địa bàn tỉnh bắt đầu bước vào vụ khai thác mới. Điều đáng mừng, giá mủ cao su trên thị trường đang lên từng ngày và hiện ở ngưỡng khá cao.
Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, có cơ chế chính sách phát triển các thành phần kinh tế, thời gian qua, huyện Kon Plông còn chú trọng hỗ trợ phát triển loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã (gọi tắt là kinh tế hợp tác).
Vượt lên những khó khăn vất vả, tâm huyết với ruộng vườn, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Tấn Hùng (ở thôn 4, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) trở thành gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Có nhiều lý do để những người nông dân này có thể bỏ hoang đất như những gì đã và đang diễn ra ở nhiều nơi khác. Nhưng ở thôn 8, xã Đăk Ui, lý do để họ giữ nhịp tái sinh cho vùng đất trống chỉ cần có một, đó là: “Tấc đất là tấc vàng”.
Ngày 29/4, huyện Đăk Hà tổ chức khai trương Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp sạch tại thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà.
Sáng 28/4, tại Resort Đăk Ke Măng Đen (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), Công ty CP Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Khánh Dương Măng Đen phối hợp với Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum tổ chức Lễ khai trương Cửa hàng bán, giới thiệu các sản phẩm OCOP (trong và ngoài tỉnh) và đặc sản Tây Nguyên.
Kon Plông được biết đến với khí hậu mát mẻ, với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen có nhiều danh thắng đang được đầu tư xây dựng và phát triển. Rừng nơi đây được xem là một “kho báu” về sự đa dạng sinh học, nhất là các loài động thực vật quý hiếm như voọc chà vá chân xám, vượn má vàng Trung Bộ, cầy vằn, gấu ngựa...
Chiều 20/4, ông Nguyễn Phong Lưu – Giám đốc Điện lực thành phố Kon Tum cho biết, sau 4 ngày nỗ lực, đơn vị đã xử lý xong sự cố lưới điện thuộc đường dây 22kV (khu vực xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum), thực hiện đóng điện an toàn nhằm đảm bảo cấp điện an toàn trở lại cho toàn khu vực này.
Những năm qua, việc xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ngày càng được các địa phương, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh chú trọng, quan tâm. Điều đó trở thành “điểm tựa” để các sản phẩm hàng hóa của địa phương phát triển bền vững và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng và đã thực hiện vượt mục tiêu đề ra. Đây là điều kiện để tỉnh ta triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2021 với những chỉ tiêu lớn hơn và quyết tâm cao hơn.
Dù gặp nhiều gian khó, nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, nỗ lực của doanh nghiệp, và sự đồng hành của bà con nông dân, cây mía và ngành công nghiệp mía đường vẫn tồn tại một cách gan góc, bản lĩnh, để hôm nay đứng trước cơ hội “vàng” tiếp tục hành trình đến một tương lai sáng.
Phát huy, tận dụng những lợi thế riêng có, hiện nay huyện Tu Mơ Rông đang định hướng và xây dựng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các loại dược liệu… nhằm đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống người dân.
Công ty Mía đường Kon Tum (nay là Công ty Cổ phần Đường Kon Tum- mã KTS) từng là một biểu tượng cho ngành công nghiệp địa phương. Tuy nhiên, hành trình của nó lại trải qua nhiều chìm nổi, long đong.
Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam chủ trì tổ chức.
“Đất lành chim đậu”, Kon Tum không chỉ là nơi hội tụ của đông đảo các dân tộc, vùng miền trong cả nước từ bao đời nay, mà trong những năm gần đây còn là sự lựa chọn, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.