Những ngày này, người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà đang tất bật bước vào đợt tưới thứ 3. Phấn khởi vì lượng nước tưới dồi dào, người dân còn vui mừng hơn khi việc áp dụng hệ thống béc tưới tiết kiệm chi phí sản xuất, cho hiệu quả cao.
Năm 2022, tỉnh ta đặt ra mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh và 2.000ha cây dược liệu khác. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nhằm thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Trong năm 2021, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc trực tiếp với 13 xã biên giới trên địa bàn tỉnh. Qua đó định hướng nhiều giải pháp để các xã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nhất là nâng cao đời sống của đồng bào DTTS ở khu vực biên giới. Riêng ở 3 xã biên giới của huyện Đăk Glei đã có sự chuyển biến rõ nét.
Bước vào năm 2022, với nền tảng và động lực đến từ những thành quả đạt được trong năm qua, tỉnh ta có triển vọng và cơ hội để hồi phục, phát triển kinh tế bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (ngày 5/8/2008), của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết “Tam nông”), những năm qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp tổng thể, toàn diện để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Sau gần 14 năm thực hiện Nghị quyết, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, đời sống của người nông dân từng bước được nâng cao.
Là “quê hương” của sâm quý Ngọc Linh với giá trị dược lý và kinh tế rất cao, đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum đạt gần 1.160ha. Với những bước đi cụ thể cùng nhiều giải pháp, tỉnh Kon Tum đang hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh.
Dự án Du lịch “Homestay Y Maih” - ý tưởng của chàng thanh niên A Mĩm, Đoàn xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã xuất sắc có mặt tại top 3 Cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 do Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức và được chọn tham gia Cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2021.
Trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện có nhiều điểm quy hoạch các loại đất khác (không phải là đất ở) như đất cây xanh, giao thông, đất giáo dục, đất y tế… chưa được thực hiện. Trong khi đó, đa số người dân có đất thuộc khu vực này mong muốn được chuyển đổi quy hoạch thành đất ở, xây dựng nhà, các công trình phục vụ sinh hoạt...; không ít người đã tự ý xây dựng, gây khó khăn trong việc quản lý trật tự xây dựng.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đầu tư trồng cây mắc ca theo chủ trương của tỉnh. Đến nay, cây mắc ca đã sinh trưởng, phát triển tốt, mở ra triển vọng phát triển loại cây có giá trị kinh tế cao trên vùng đất này.
Vẫn trên đồng đất đó, nhưng không khăng khăng giữ cách làm cũ, không ào ào chạy theo số lượng mà chủ động đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao; sản xuất gắn liền với tiêu thụ là điều mà người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước tiếp cận, tổ chức thực hiện. Sự thay đổi về quan niệm và tư duy làm nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp bước đầu cho thấy lợi ích, hiệu quả thiết thực mang lại cho người nông dân và để tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh hiện đại.
Dù không khí Tết vẫn ngập tràn, nhưng từ mùng 4 tháng Giêng (tức 4/2), ở nhiều cánh đồng, bà con nông dân đã ra đồng lao động sản xuất, chăm sóc các loại cây trồng...Không khí ngày làm việc đầu xuân thật phấn khởi, ai cũng mong ước năm mới đạt nhiều thắng lợi mới.
Trời se lạnh, mưa lất phất báo hiệu một mùa Xuân mới tràn về. Đi giữa không khí ấy, chúng tôi tìm về vùng rừng núi chân Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông). Nơi đang có hàng trăm đồng bào Xơ Đăng đang ngày đêm ăn ngủ trong rừng sâu để bảo vệ, gìn giữ và phát triển sâm Ngọc Linh- một loại cây đã được đưa vào danh mục là cây quốc gia và được gọi là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Hợp tác xã Nông - Lâm nghiệp và Dịch vụ Thái Thanh (HTX Thái Thanh) do ông Nguyễn Duy Lơ làm giám đốc cùng một số thành viên biến vùng “đất chết”, cho ra đời sản phẩm bưởi da xanh sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP đạt sản phẩm OCOP nổi tiếng. Đặc biệt, trong dịp Tết này, HTX Thái Thanh đưa ra thị trường sản phẩm bưởi có chữ nổi (phúc, lộc, thọ) có giá trị kinh tế cao, lượng cung không đủ cầu.
Sau 10 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ta đã có sự chuyển biến mạnh cả chất và lượng. Đặc biệt, các HTX, tổ hợp tác (THT) có sự tham gia của đội ngũ nhân lực trẻ tuổi, có trình độ, năng lực đã và đang thổi “luồng gió mới” thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngày 20/9/2021, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh.
Là cộng đồng dân cư sống gần rừng, nhiều năm qua, người dân ở thôn Plei Weh (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia bảo vệ gần 220ha rừng nằm ở khu vực gần lòng hồ Thủy điện Ia Ly và giáp ranh với huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Ngày 28/1, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) phối hợp với Agribank Chi nhánh huyện Đăk Tô tiến hành trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng giải Nhất (1 lượng vàng SJC-giải thưởng tuần III) của chương trình “Đăng ký Agribank E-Mobile Banking - Nhận vàng như ý”
Nhìn về những khoảng đồi trọc đã mơn mởn cây rừng, từ chính quyền đến người dân, ai nấy đều khấp khởi vui mừng. Khi ý Đảng hợp lòng dân, trên dưới đồng lòng, toàn Đảng bộ đã biến khó thành dễ, thực hiện vượt chỉ tiêu trồng rừng so với kế hoạch đề ra.
Những con đường phẳng lỳ, uốn lượn như dải lụa men theo những sườn núi, vượt qua những con đèo cho những chuyến xe bon bon đi giữa mùa xuân. Ấy vậy chắc ít ai hiểu để có được con đường xuân đó là cả một sự hy sinh thầm lặng và âm thầm của những kỹ sư, công nhân ngành Giao thông Vận tải. Họ đã lặng lẽ dệt lên những con đường xuân, mang đến bao ước vọng về tương lai tươi sáng.
Gặt xong vụ lúa, người Xơ Đăng ở Mường Hoong (huyện Đăk Glei) hân hoan đón chào xuân mới. Họ mừng vì kết thúc một năm bình an, dân làng thêm tuổi mới. Nhưng hơn hết, họ hạnh phúc vì phía xa xa, trên đỉnh mây ngàn, những gốc sâm Ngọc Linh cũng thêm tuổi, mở ra hi vọng ấm no, đổi đời.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.