Điện lực huyện Đăk Glei hiện đang quản lý, vận hành hơn 254km đường dây trung áp, hơn 147km đường dây hạ áp và 191 trạm biến áp. Lưới điện trải rộng trên nhiều địa hình, trong đó có khu vực rừng núi, đi qua các khu vực trồng cây công nghiệp, đặc biệt là khu vực trồng cây cao su và cây bời lời nên việc đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp luôn được Điện lực Đăk Glei quan tâm.
Để bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và các diện tích rừng trồng trong các tháng mùa khô, các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và người dân sống gần rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động, kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô 2021-2022, thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã, phường chủ động triển khai công tác phòng, chống hạn.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 8.902,7ha cây ngắn ngày, 76.233ha cà phê, khoảng 6.375ha cây ăn quả. Hiện nay, tỉnh ta đang bước vào cao điểm mùa khô, công tác ứng phó, chống hạn để bảo vệ cây trồng, bảo đảm sản xuất của người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm triển khai.
Cuối năm 2021, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2019 - 2020. Qua giám sát cho thấy, việc chi trả tiền DVMTR mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giữ rừng và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để chính sách này đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Thời gian qua, 2 xã Đăk Kôi, Đăk Tờ Re trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã được Ban Dân tộc tỉnh phân bổ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len. Từ nguồn vốn này, các xã đầu tư xây dựng những công trình thiết thực, vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế.
Trong 2 năm nay, “cơn bão” dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nặng nề tới hoạt động kinh doanh, vận tải của doanh nghiệp và khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao đứng bên bờ phá sản. “Cơn bão” dịch bệnh chưa giảm thì cơn “bão giá” xăng dầu lại ập đến làm cho các doanh nghiệp vận tải khó khăn chồng chất khó khăn.
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn- đó là hành động đẹp của tuổi trẻ huyện Đăk Hà khi nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu giúp bà con nông dân trên địa bàn đang gặp khó đầu ra cho sản phẩm này. Với những việc làm thiết thực như vậy, đoàn viên, thanh niên huyện Đăk Hà đã lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái” sâu rộng trong cộng đồng thời gian qua.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy chú trọng vận động tuyên truyền người dân, nhất là các thành viên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tận dụng hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để chủ động trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đưa cửa hàng OCOP vào điểm đến trong tour du lịch khám phá tỉnh Kon Tum, đó là điểm mới mà các ngành chức năng tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện, nhằm góp phần quảng bá các sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong cả nước và tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng phát triển.
Chiều 4/3, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp Phát triển nông thôn II Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, chỉ đạo hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể - hợp tác xã (HTX).
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, dần đi vào nề nếp. Việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có gắn với đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, thời gian qua, công tác trồng cây, gây rừng, nâng cao chất lượng, giá trị của rừng trên địa bàn tỉnh được nâng lên tầm cao mới.
Năm 2021, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum tiếp tục khẳng định tốt vai trò và thương hiệu của mình với sứ mệnh đồng hành cùng tam nông, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Agribank tỉnh Kon Tum đã ghi lại dấu ấn với việc xuất sắc đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với kế hoạch, cùng chính quyền địa phương các cấp hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao khi các chương trình phục hồi kinh tế được triển khai thực hiện trong thời gian đến và chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa khô 2022, PC Kon Tum tiến hành triển khai kế hoạch, các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, linh hoạt, bảo đảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Đăk Tô tiếp tục đạt được những kết quả đáng mừng. Đây là tiền đề để huyện Đăk Tô quyết tâm triển khai các nhiệm vụ giải pháp trong năm 2022 nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện phát triển nhanh và bền vững.
Với mục tiêu xây dựng thị trấn Đăk Tô đạt các tiêu chí đô thị loại IV gắn với mở rộng không gian đô thị và hình thành các khu đô thị mới nhằm phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, huyện Đăk Tô đã tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị, bê tông hóa các tuyến đường nội thị. Nhờ vậy, thị trấn Đăk Tô ngày càng phát triển.
Thời điểm hiện tại, nông dân huyện Đăk Hà đang tất bật vào mùa tưới cà phê, đây là giai đoạn quan trọng để chăm sóc, bón phân phục hồi vườn cây sau thu hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giá phân bón tăng cao khiến nhiều nông dân trồng cà phê gặp không ít khó khăn.
Việc thực hiện quyết liệt và hiệu quả các nhóm giải pháp quan trọng trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo động lực để kinh tế tỉnh ta phục hồi nhanh và phát triển mạnh mẽ hơn.
Chiều 22/2, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022 và Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.