Với lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đa dạng và văn hóa truyền thống dân tộc bản địa phong phú, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum là điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút được nhiều khách du lịch trên cả nước đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Hiện nay, phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu, bà con đồng bào DTTS trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển diện tích, nhất là sâm Ngọc Linh, sâm dây. Tuy nhiên, do đời sống còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư trồng dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh rất lớn, vì vậy, người dân mong muốn tỉnh và ngành chức năng có chính sách, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.
Dù được đánh giá đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng là “đầu tàu” kéo công nghiệp địa phương đi lên.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 03/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở Công thương đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối nhằm giới thiệu các sản phẩm dược liệu của tỉnh đến các hệ thống bán lẻ, các kênh phân phối tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú, tập trung chủ yếu ở 3 huyện phía Đông Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm, trong đó có sâm Ngọc Linh. Để khai thác hiệu quả lợi thế này, tỉnh ta đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư vào dược liệu, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Sáng 13/1/2022, Công ty Điện lực Kon Tum tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động tổng kết hoạt động năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình là một chính sách lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với mục đích sử dụng hiệu quả rừng, đất lâm nghiệp; phát triển cộng đồng và nâng cao đời sống hộ gia đình thông qua nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở thôn 3, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) đã “thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, liên kết thành lập tổ hợp tác chuyên sản xuất rau an toàn để cung cấp cho thị trường, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Triển khai có hiệu quả chủ trương giao đất, giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng không chỉ làm cho rừng và đất lâm nghiệp có chủ thực sự, mà còn tạo xung lực mới trong nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Trong khoảng 1 tháng qua, huyện Sa Thầy liên tiếp xuất hiện các ổ dịch tả lợn Châu Phi ở xã Mô Rai và xã Sa Bình. Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng, UBND huyện Sa Thầy đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, cùng chính quyền các xã, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp cụ thể.
Sau quá trình triển khai, mô hình tổ liên kết “Phụ nữ DTTS trồng mì cao sản” và “Phụ nữ DTTS nuôi bò sinh sản” tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Tham gia mô hình, các tổ viên vừa được “chỉ đàng làm ăn”, vừa biết chia sẻ để cùng giúp nhau phát triển.
Năm nay, do ảnh hưởng bởi thời tiết, cùng với việc khó khăn trong xuất khẩu khiến người dân trồng dưa hấu trên địa bàn huyện Đăk Tô không khỏi lo lắng.
Sáng 6/1, UBND thành phố Kon Tum và Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum ký kết quy chế phối hợp trong công tác cưa cắt cây, chuẩn bị đất và tái canh cây cao su trên địa bàn thành phố.
Vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân thường tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp bán lẻ triển khai chương bình ổn thị trường và đưa hàng Việt về nông thôn những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán năm 2022.
Sáng 4/1, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các phòng chức năng huyện Đăk Hà và Đội quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh buôn bán tại thôn Kon RNgâng (xã Đăk Ui). Đây là hoạt động nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và buôn bán hàng lậu trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy đã triển khai mô hình nuôi heo sọc dưa thí điểm tại một số hộ đồng bào DTTS.
Với phương châm lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực cho nền kinh tế, trong năm qua, tỉnh ta đã không ngừng nỗ lực trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính... để thu hút đầu tư.
Năm 2021 là năm đầu tiên toàn tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh bộn bề khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp cùng tình hình thiên tai và các dịch bệnh khác. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh ta thực hiện đạt “mục tiêu kép”, đó là vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.