Thời gian qua, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống trưng bày, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng, siêu thị và nhà phân phối, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP của tỉnh còn chủ động đưa sản phẩm của mình giới thiệu, bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (hoạt động kinh doanh qua internet) nhằm quảng bá rộng rãi, tăng số lượng đơn hàng và doanh thu.
Những cây cầu nối đôi bờ sông Đăk Bla không chỉ mang lại vẻ đẹp mới cho không gian đô thị mà còn rút ngắn khoảng cách, đem lại lợi thế, giúp các thôn làng, xã phường trên địa bàn thành phố ngày càng khởi sắc.
Dự án thành phần 2 thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn nên Bộ GTVT đã điều chỉnh gia hạn thời gian 2 lần. Tuy nhiên, tiến độ dự án vẫn chậm, vì vậy, Bộ GTVT đã ra “tối hậu thư” với thời hạn chót phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022. Đơn vị thi công đang phải chạy đua với thời gian phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ.
Khởi động có phần muộn hơn một số địa phương trong tỉnh, song đến nay, huyện Kon Rẫy đã có 5 sản phẩm OCOP được chứng nhận “3 sao” cấp tỉnh. Gắn với trọng tâm xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đang được tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, phấn đấu đến năm 2025 “ít nhất mỗi xã được công nhận một sản phẩm OCOP” theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ huyện đề ra.
Đợt mưa trái mùa vừa qua trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã bổ sung lượng nước dồi dào cho các hồ chứa thủy lợi, giúp ngành Nông nghiệp địa phương vượt qua giai đoạn khốc liệt nhất của mùa khô.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển cây ăn quả, chuyển từ quy mô nhỏ lẻ sang trồng tập trung, quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
Các số liệu về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2022 mới được Cục Thống kê công bố cho thấy kinh tế đang trên đà phục hồi. Và những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã phát huy hiệu quả.
Những năm qua, huyện Ngọc Hồi luôn chú trọng công tác thu hút đầu tư và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Chiều 31/3, Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố phối hợp với UBND phường Ngô Mây tiêu hủy gần 1.700 con gà, vịt bị cúm H5N1 của hộ chăn nuôi Phạm Thị Thủy - Tổ 1, phường Ngô Mây.
Để đảm bảo cung ứng điện ổn định trong mùa khô năm 2022, Điện lực Đăk Tô đã tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện và tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.
Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Kon Tum đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh và hoạt động an sinh xã hội trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022. Nỗ lực của Agribank Kon Tum đã góp phần quan trọng giúp khách hàng nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm gần đây, phương thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có những bước dịch chuyển tích cực từ quy mô nhỏ, hộ gia đình, tự cung tự cấp sang chăn nuôi quy mô trang trại; bước đầu hình thành các chuỗi liên kết và có đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng đàn vật nuôi.
Mặc dù chưa xảy ra hạn hán, song theo dự báo của ngành Nông nghiệp tỉnh, cuối tháng 3 và trong tháng 4/2022, khu vực thành phố Kon Tum và hai huyện Ia H’Drai, Sa Thầy sẽ có nguy cơ hạn hán, thiếu hụt nước sản xuất. Trước thực tế trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đang nỗ lực thực hiện các phương án phòng, chống hạn hán, giảm thiệt hại cho bà con nhân dân.
Tham gia quản lý, bảo vệ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng nhận khoán trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần đảm bảo diện tích, chất lượng rừng ở địa phương mình, mà còn có thêm nguồn kinh phí để trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình và tổ chức thực hiện những công việc quan trọng cho thôn, làng nơi sinh sống.
Sau 1 giờ tắt điện biểu trưng để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 (từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 26/3), toàn tỉnh đã tiết kiệm được sản lượng điện là 5.720 kWh, tăng hơn 200 kWh so với Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy tập trung ưu tiên các nguồn lực đầu tư và huy động sự chủ động chung tay đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua đó, đem lại kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.
Sáng 22/3, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) khai trương đưa vào hoạt động máy gửi, rút tiền tự động (Autobank CDM) tại địa chỉ 88 Trần Phú (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).
Hướng tới chào mừng Đại hội Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum nhiệm kỳ 2022-2027, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lắp đặt công trình “Thắp sáng đường quê” tại điểm dân cư 64, thôn Ia Dor, xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai).
Toàn tỉnh hiện có 148 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (1 sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia, 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Trung ương đánh giá, 14 sản phẩm đạt 4 sao, 127 sản phẩm đạt 3 sao). Kết quả này phản ánh đúng tiềm năng của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 quỹ tài chính nhà nước (gọi tắt là QTC) được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập với quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động khác nhau. Đây cũng là một kênh tài chính, tín dụng hỗ trợ thêm nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.