Cuối tháng 4/2022, trong khuôn khổ Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch năm 2022, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức Diễn đàn “ Sâm Ngọc Linh”, các sản phẩm đặc hữu. Tại diễn đàn này, nhiều biện pháp phát triển bền vững sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu đã được bàn luận.
Hiện nay, trên địa bàn một số huyện, thành phố trong tỉnh mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng Lò giết mổ tập trung nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, gây lãng phí. Trong khi đó, tình trạng giết mổ tại nhà ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân trong khu vực vẫn diễn ra phổ biến. Do đó, người dân đề nghị đơn vị chức năng cần làm tốt công tác quản lý giết mổ, phát huy hiệu quả các lò giết mổ tập trung.
Ông Lê Danh Thứ - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh cho biết, năm 2021 và quý I năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19 nhưng Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tích cực, chủ động, tập trung thực hiện vốn huy động tại địa phương và tính đến 31/3/2022 đạt 320 tỷ đồng, tăng 0,092 tỷ đồng so với năm 2021. Một số đơn vị đạt cao như huyện Ia H’Drai, Kon Plông ... Vốn nhận ủy thác của ngân sách địa phương 144,2 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với năm 2021, đạt 95% kế hoạch năm.
Những năm qua, diện tích trồng mì trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, nhưng năng suất, sản lượng có sự gia tăng, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân và đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy. Đây là tín hiệu tích cực để tỉnh ta thực hiện định hướng và mục tiêu là phát triển cây mì theo hướng ổn định, bền vững.
Nhằm quảng bá, giới thiệu các sản vật, ẩm thực đặc sắc của địa phương, đồng thời, tạo điểm vui chơi, trải nghiệm cho người dân cùng du khách, trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tại thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông đã tổ chức Ngày hội giới thiệu dùng thử các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.
Vừa qua, UBND huyện Đăk Tô phối hợp với Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Tô. Tại đây, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP nhằm giúp kinh tế nông nghiệp của địa phương “cất cánh”.
Chiều 4/5, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Sa Thầy tổ chức giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho các hội viên Hội Nông dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy để thực hiện Dự án cải tạo và chăm sóc cà phê.
Đó là mô hình mà Hội Nông dân xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) triển khai đến các hội viên nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), góp phần làm thay đổi thói quen của bà con, giúp cánh đồng thêm xanh, sạch, đẹp.
Giao đất giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Chính chủ trương này đã gắn kết quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tôi không bất ngờ khi giám đốc một hợp tác xã quả quyết rằng, chuyển đổi số đang là thách thức, nhưng cũng là động lực để các hợp tác xã phát triển, bước ra khỏi “vỏ” tự ti, thụ động.
Từ một địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đã vươn mình mạnh mẽ, từng bước thay da đổi thịt và trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới trước kế hoạch.
Năm 2022, tỉnh ta có kế hoạch trồng mới 3.000ha cây ăn quả. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời điểm này, các địa phương đang tích cực triển khai các phần việc để chuẩn bị xuống giống trồng vụ mới, góp phần mở rộng diện tích cây ăn quả của tỉnh.
Thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021- 2025.
Ngày 29/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) cho các thành viên tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò bán công nghiệp tại thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô.
Được triển khai từ tháng 10/2021, đến nay, mô hình khuyến nông nuôi heo sọc dưa trong các hộ đồng bào DTTS do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy phối hợp cùng UBND xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) thực hiện, bước đầu đạt kết quả khả quan.
Lần đầu tiên được tổ chức, Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2022 đã thành công ngoài mong đợi. Phiên chợ đã để lại ấn tượng, tạo được niềm tin đối với người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.
Từ ngày 26/4, Ban chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng mở đợt cao điểm tuần tra, truy quét trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đó là khẳng định của ông Phạm Xuân Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông tại Lễ bế mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông.
Trong những ngày diễn ra Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2022, Đội quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) và Đội Quản lý thị trường số 11 (Cục Quản lý thị trường Quảng Nam) đã ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Để tiếp tục phát triển vùng trồng cà phê Đăk Hà theo hướng bền vững, nâng tầm thương hiệu cà phê Đăk Hà có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân và doanh nghiệp, hiện nay, ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương đang tập trung xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.