Đó là yêu của UBND tỉnh đối với chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đăk Đrinh (huyện Kon Plông) tại văn bản số 401-UBND/HTKT về việc khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ tại dự án Thủy điện Đăk Đrinh (xây dựng tại huyện Kon Plông).
Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025, cải tạo vườn tạp là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Đây là việc làm mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp khai thác hiệu quả quỹ đất, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao và bền vững, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình, vừa tạo cảnh quan khu vực nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Nhằm bảo vệ sâm Ngọc Linh khỏi chuột phá và kẻ gian trộm cắp, suốt trong những ngày trước, trong và sau Tết, bà con Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông lên núi chăm sóc và bảo vệ sâm, gìn giữ tài sản giá trị nhất của gia đình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Những năm qua, thành phố Kon Tum đã ưu tiên, tập trung chỉnh trang, phát triển đô thị, nâng cấp các khu dân cư, cải thiện môi trường, đời sống cho người dân, góp phần xây dựng đô thị trung tâm của tỉnh văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.
Sau hơn 3 năm triển khai, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/11/2021 của Tỉnh ủy về "phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” đã tạo nên sức bật mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp.
Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) đã có nhiều nỗ lực vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Ngày 13/2, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 14/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đăk Glei cho biết vừa phát hiện thêm một ổ bệnh trên đàn trâu, bò tại bãi chăn thả Đăk Đơ thuộc thôn Bung Koong, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Chiều 13/02, huyện Đăk Glei tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao G.O.C Cao Nguyên về việc triển khai phát triển vùng nguyên liệu cây thuốc lá trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei ưu tiên các nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ và phát huy nội lực của người dân, đẩy mạnh vận động, khuyến khích người dân ở vùng đồng bào DTTS tăng diện tích cây cà phê xứ lạnh, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Sau gần 8 tháng triển khai, phương án phát triển kinh tế đêm tại vỉa hè đường Trường Sa (đường nối vòng bờ kè phía Nam sông Đăk Bla) của UBND thành phố Kon Tum giao UBND phường Lê Lợi triển khai thực hiện, bước đầu mang lại kết quả khả quan, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
Những số liệu của tháng 1 từ Cục Thống kê tỉnh cho thấy “con tàu kinh tế” năm 2025 đã có được “bước chạy đà” tích cực, với các tín hiệu lạc quan ở hầu hết lĩnh vực sản xuất.
Những con đường được bê tông hóa, trung tâm thương mại luôn tấp nập người bán, người mua; nhiều công trình đô thị được cải tạo, nâng cấp; nhiều ngôi nhà được làm mới và sửa chữa khang trang, sạch đẹp, đan xen bên những vườn cà phê, cao su, sầu riêng xanh ngát… Tất cả đang tạo nên bức tranh sinh động, nhiều màu sắc, minh chứng cho đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân nơi ngã ba biên Ngọc Hồi.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhịp sống thường nhật trở lại. Hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại với lượng hàng hóa khá dồi dào, giá cả tương đối ổn định.
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo đà cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Để góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các cấp, các ngành của tỉnh tích cực triển khai, hành động quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Những năm qua, cùng với sự chỉ đạo tích cực của tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, địa phương, tỉnh ta đã từng bước hình thành được các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế tỉnh ta ngày càng phát triển.
Nhiều năm trước, khi những cánh yến bắt đầu bay lượn trên bầu trời, không ai nghĩ đến một ngày, Yến sào Kon Tum trở thành thương hiệu trên "bản đồ" yến sào Việt Nam, “đặt chân” vào thị trường Trung Quốc, vốn có tiếng là khắt khe.
Những năm gần đây, các sản phẩm đặc trưng của quê hương như rượu ghè nếp than, thịt heo gác bếp được phụ nữ DTTS trong tỉnh đưa lên quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Đây không chỉ là cơ hội kinh doanh mới, nâng cao thu nhập và tạo nền tảng phát triển bền vững, mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc.
Tháng Ba, khi con ong đi lấy mật, khi những chồi non vươn mình trong nắng, người dân trên miền đất huyện Đăk Hà lại rộn ràng âm vang cồng chiêng, nối vòng xoang. Những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc, luôn được đồng bào DTTS gìn giữ và lan tỏa.