• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng    Khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại, bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp    Bế mạc Hội nghị Trung ương 15 khóa XII    Khai mạc Hội nghị Trung ương 15 khoá XII    Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021   

Kinh tế

Chủ động đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập mùa mưa lũ

28/06/2020 06:01

An toàn cho các hồ đập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lũ lụt mùa mưa bão nhằm bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, thời điểm này, các ngành, các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 495 công trình thủy lợi, trong đó có 178 công trình do Ban Quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh quản lý và 317 công trình do cấp huyện quản lý. Trong 178 công trình do Ban Quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh quản lý có 73 hồ chứa, 98 đập dâng và 7 trạm bơm.

Để chủ động đối phó với mưa, lũ cực đoan, bão, áp thấp nhiệt đới, ngay trước mùa mưa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, các địa phương xây dựng phương án phòng, chống thiên tai cụ thể theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) nhằm giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra; xây dựng phương án bảo vệ, gia cố hồ đập, các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình.

Việc cải tạo, nâng cấp một số hạng mục công trình thủy lợi đã xuống cấp, hư hỏng được đặt lên hàng đầu. Trong năm 2020, toàn tỉnh có 14 công trình thủy lợi lớn, nhỏ được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và nâng cao an toàn đập; lắp đặt các thiết bị theo dõi quan trắc tự động đối với các công trình có nguy cơ mất an toàn...

Công trình đập Bà Tri trên địa bàn huyện Đăk Hà. Ảnh: TH

 

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Trưởng Phòng Kỹ thuật, Ban Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết: Ngay đầu mùa mưa bão năm nay, Ban Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng tất cả các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý nhằm phát hiện các hạng mục hư hỏng, từ đó kịp thời tổ chức sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn cho các công trình. Đơn vị cũng chủ động phối hợp với các địa phương có công trình thủy lợi trên địa bàn xây dựng và triển khai các phương án ứng phó thiên tai; chủ động hạ thấp mực nước các hồ chứa khi đã hoàn thành phục vụ sản xuất vụ Đông xuân năm 2019-2020 tạo dung tích phòng lũ để chuẩn bị sẵn sàng đón lũ khi có mưa lớn. Các trạm quản lý thủy nông tổ chức vận hành thử toàn bộ các cửa van tràn xả lũ, cống lấy nước đầu mối phát hiện những thiết bị hư hỏng để kịp thời sửa chữa thay thế đảm bảo công trình vận hành tốt không bị gián đoạn khi có mưa bão; bổ sung những vật tư, thiết bị còn thiếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão.

Ban Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh cũng bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mưa lũ; rà soát, đánh giá các nội dung không còn phù hợp, báo cáo, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình và vùng hạ du các đập.

Cùng với ngành Nông nghiệp, các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi và các địa phương tích cực phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du các đập; huy động lực lượng chủ động tham gia bảo vệ các công trình thủy lợi.

Điển hình như huyện Đăk Hà - địa phương nhiều hồ, đập thủy lợi lớn, từ đầu mùa mưa, UBND huyện chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho các công trình.

 Ông Hoàng Nghĩa Trí - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 32 hồ, đập lớn. Để đảm bảo an toàn cho các công trình cũng như tính mạng, tài sản của người dân ở các khu vực có hồ, đập trong mùa mưa bão năm nay, UBND  huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương tích cực phối hợp với Ban Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh thực hiện nâng cấp, sửa chữa, vận động người dân tham gia bảo vệ các công trình. Vì vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định, các công trình thuỷ lợi đều vận hành ổn định, chắc chắn, đảm bảo yêu cầu về an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão và phục vụ nhu cầu tưới tiêu thường xuyên cho người dân trên địa bàn huyện.

Có thể khẳng định, bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi nói chung và hồ, đập nói riêng khi mưa bão đến là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa hậu quả, giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. Và việc chủ động các phương án, sẵn sàng tinh thần ứng phó chính là giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết
  • Tạo đột phá trong phát triển du lịch
  • Để rừng mãi xanh
  • Hiệu quả mô hình luân chuyển vốn ở Đăk Hring
  • Đăk Hà: Gỡ khó trong thực hiện OCOP
  • Ia Đal: Đột phá từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
  • Chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu nông nghiệp
  • Chuyển biến sau 2 năm thực hiện Chương trình OCOP
  • Đăk Tô xây dựng cánh đồng lớn
  • Triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2021
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
  • Nắng xuân sẽ về
  • Đoàn công tác của tỉnh thăm, chúc Tết Nguyên đán Tân Sửu tại huyện Đăk Tô
  • Tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020
  • Hội thảo “Liên kết sản xuất phát triển vùng nguyên liệu mía tỉnh Kon Tum”
  • Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn viên chức tỉnh lần thứ VIII
  • Sacombank Kon Tum trao tiền hỗ trợ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
  • Cán bộ Mặt trận tiêu biểu làm theo lời Bác

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by