• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Hướng về biển đảo quê hương

Những “người bạn” của lính đảo

17/10/2019 13:04

Trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, các cán bộ, chiến sĩ đều nuôi rất nhiều chó. Những con chó rất khôn ngoan, thân thiện, hàng ngày quấn quít bên chân các chiến sĩ, cùng chiến sĩ đi tuần tra, canh gác...

Những cái tên ngộ nghĩnh

Đầu tháng 5/ 2019, khi xuồng còn chưa cập đảo Tiên Nữ, chúng tôi đã thấy hàng chục con chó sủa vang báo có khách đến. Thấy các chiến sĩ đón khách lên đảo, những con chó tản dần ra, hoặc nằm ngoan bên chân người lính gác, hoặc đùa giỡn, chạy vòng quanh. Một số con chó vẫn dõi mắt “canh chừng” người lạ, đặc biệt là con đầu đàn với màu lông vàng, được các chiến sĩ đánh dấu bằng một dây vòng cổ. Con đầu đàn luôn mang vẻ mặt lạnh lùng, không dễ làm quen, vuốt ve như những con chó khác, thậm chí gầm gừ nếu ai cố tình bắt thân. Nhưng chỉ cần tiếng mắng nhẹ của chiến sĩ Trịnh Duy Tư “Không được hư. Đây là khách của đảo nhé”, con vật lập tức trở nên hiền khô.

Chiến sĩ Trịnh Duy Tư mới 22 tuổi, ra đảo Tiên Nữ nhận nhiệm vụ được 10 tháng nay, tâm sự: “Đảo nuôi nhiều chó, mỗi ngày chúng em nấu 3 nồi cháo cá hoặc xương cho đàn chó”.

Chiến sĩ trên đảo đang đùa giỡn với những "người bạn" của mình. Ảnh: ĐT

Khi được hỏi, đàn chó đông vậy, liệu mọi người có nhớ tên hết không? Tư nói và đưa tay chỉ: “Con lông xù được tụi em gọi là con Xồm; con có bộ lông mượt, mắt to thì tên Nai; con có mấy vệt màu đen trên lưng là Đốm… Nhìn thấy nhiều, nhưng gọi tên con nào là nó xuất hiện ngay. Chó trên đảo rất khôn và thân thiết với cánh lính hải quân chúng em”.

Tại đảo Thuyền Chài B, trong số những con chó được nuôi tại đây, hầu như ai đặt chân lên đảo cũng ấn tượng với con CR7 (còn có tên là Bảy chột do nó bị chột một mắt). Trong khi những con chó khác trên đảo Thuyền Chài B còn khá nhỏ, chỉ trên dưới 1 tuổi thì con CR7 đã già. “Em cũng không biết cái tên CR7 do ai đặt, nhưng nghe nói trước đây có chiến sĩ lấy sơn sơn lên người nó dòng chữ CR7, từ đó mọi người gọi nó vậy luôn. CR7 là một trong những con chó hiếm hoi còn sót lại sau cơn bão Tembin quét qua đảo Thuyền Chài hồi cuối năm 2017. Mới nhìn, con CR7 trông rất hung dữ, nhưng thực ra nó hiền, ai vuốt ve cũng được”- chiến sĩ Lê Minh Quốc nói.

Tại các điểm đảo khác, những con chó cũng được các chiến sĩ nuôi, chăm sóc mỗi ngày và thân thiết như những người bạn.

Bạn của chiến sĩ

Mỗi chú chó trên đảo đều có chiến sĩ chăm nuôi riêng theo phân công, nhưng mọi người thường xuyên cho ăn uống và yêu quý vật nuôi chung này. Có chiến sĩ còn cưng chó, đến mức thỉnh thoảng nhường sữa cho chúng. Xa gia đình, ít phương tiện giải trí, nên những con chó trở thành người bạn trung thành, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ và là con vật thân thiết nhất. Trong mỗi phiên đi gác làm nhiệm vụ trực bảo vệ đảo trong đêm, những con chó luôn cùng các chiến sĩ cảnh giác trong phiên trực. Hết giờ huấn luyện, những con chó cũng theo chân các chiến sĩ đi bơi trên biển.

Mỗi chú chó trên đảo đều có chiến sĩ chăm nuôi riêng theo phân công. Ảnh: ĐT

Sống lâu với chiến sĩ, chó ở đảo không chỉ bơi giỏi mà còn rất tình cảm. Mỗi khi xuồng của đảo đi công tác về, những con chó bơi ra tận bãi cạn để đón. Hoặc khi các chiến sĩ đi lội biển bắt cá, bao giờ những con chó cũng bơi theo, có những con bắt cá rất giỏi, chỉ một loáng là mang “chiến lợi phẩm” về để các chiến sĩ có thực phẩm tươi cải thiện bữa ăn. Mỗi khi có khách, nhiều con chó còn bơi ra tận xuồng, quẫy đuôi tíu tít. Có những con chó quý khách, khi các đoàn công tác rời đảo, chúng đứng tần ngần trên cầu tàu, sủa vang, vẫy đuôi tíu tít như chào tạm biệt.

Thiếu tá Nguyễn Văn Trung, chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông cho hay: Những con chó ở đảo gắn bó với chiến sĩ đến mức, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đảo, các chiến sĩ trở về đất liền, nhiều con chó bỏ ăn 2-3 ngày, cứ nằm dài buồn bã. Vì vậy, dù mỗi đảo nuôi hàng chục con chó, nhưng mỗi chiến sĩ đều thân thiết đặc biệt từ 1 đến vài con khác nhau, để khi trở lại rất liền, liên lạc ra đảo, ngoài hỏi thăm thủ trưởng, đồng đội, các chiến sĩ đều không quên hỏi han những người bạn 4 chân trên đảo. Thậm chí, có chiến sĩ tại đảo Trường Sa Lớn còn lưu luyến, viết hẳn bài thơ tặng con chó Vàng - người bạn thân thiết trong suốt 1 năm anh làm nhiệm vụ trên đảo: “... Vàng ơi, tao thương quá/ Thương những đêm tao và mày đứng gác...”…          

Đức Thắng

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Trồng rau xanh ở Trường Sa
  • Gặp gỡ 3 nhà báo “Chiến sĩ Trường Sa”
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp nơi đầu sóng
  • Tác nghiệp ở Trường Sa
  • Kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến công tác tại Nhà giàn DK1
  • Kỷ niệm Lý Sơn
  • Chùm ảnh: Những người giữ đảo
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • Tự tình với biển
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by