• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei    Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013    Tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông   

Hướng về biển đảo quê hương

Nhà văn hóa đa năng ở Trường Sa

16/04/2020 13:16

Ngày nay, tại các đảo chìm thuộc Quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), bên cạnh những ngôi nhà kiên cố được Quân đội đầu tư xây dựng, còn có những ngôi nhà văn hóa đa năng được các ban ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước đóng góp xây dựng nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Hải quân.

So với đảo nổi, cuộc sống ở các đảo chìm thuộc Quần đảo Trường Sa khó khăn và gian khổ gấp nhiều lần. Dù vậy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ ở các đảo chìm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Được sự quan tâm, chung tay của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)… những năm trở lại đây, các đảo chìm được tài trợ kinh phí xây dựng nhà văn hóa đa năng để nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ.

Nhà văn hóa đa năng (bên trái) ở đảo Tốc Tan B. Ảnh: ĐT

Vì là công trình đặc biệt nên nhà văn hóa đa năng ở các đảo chìm được thiết kế bởi các kỹ sư ở Viện kỹ thuật công trình đặc biệt (Học viện kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng) và được thi công xây dựng bởi chính bàn tay của những cán bộ, người thợ ở các đơn vị xây dựng quân đội như: Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình Tân Cảng (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải Quân); Lữ đoàn Công binh 131…

Các nhà văn hóa đa năng được xây dựng trong khoảng thời gian từ 9 - 12 tháng, trên diện tích nền hơn 900m2, có quy mô nhà cấp I gồm: 1 tầng ngầm, 3 tầng nổi, 1 chòi quan sát, bể dự trữ nước ngọt, bến cập xuồng… với tổng diện tích sử dụng khoảng 2.400m2. Ngôi nhà nối với nhà lâu bền bằng 1 cây cầu bê tông. Quá trình thi công xây dựng ngôi nhà rất vất vả bởi điều kiện sóng gió ngoài biển rất khắc nghiệt. Những cán bộ, người thợ phải canh thủy triều xuống để xây dựng bất kể ngày lẫn đêm, còn vật liệu và nước ngọt sử dụng trong quá trình trộn bê tông và vữa đều phải chở từ đất liền.

Nhà văn hóa đa năng ở đảo Cô Lin. Ảnh: ĐT

 

Từ khi có nhà văn hóa đa năng, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo chìm được cải thiện rất nhiều. Các anh dự trữ được nhiều nước ngọt hơn nhờ dung tích bể chứa lớn ở phần sân phía sau nhà. Ở tầng 1, phía chính giữa ngôi nhà là nơi các anh rèn luyện sức khỏe với các môn thể thao như: bóng bàn, gym, cờ tướng. Khu vực bếp nấu cũng được xây rộng rãi với đầy đủ tiện nghi như: tủ lạnh, bếp ga, hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt với công suất 30 lít/ngày. Không gian ngoài sân lớn nên các anh có chỗ để giặt, phơi đồ và dựng nhà kín trồng rau xanh và chăn nuôi gia súc, gia cầm, qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tăng gia sản xuất, cải thiện được chất lượng bữa ăn mỗi ngày của cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Thượng úy Lường Văn Hợp – Chính trị viên đảo Cô Lin chia sẻ, việc trồng rau xanh và chăn nuôi ở ngoài biển rất khó khăn bởi hơi nước chứa muối và gió lớn. Nhờ có nhà văn hóa đa năng nên các anh có nhiều diện tích để dựng nhà kín, qua đó các loại rau và vật nuôi sinh trưởng tốt. Việc sử dụng điện ở đảo cũng được thoải mái hơn nhờ hệ thống điện năng lượng mặt trời mới.

Nhờ có nhà văn hóa đa năng, các chiến sĩ trên đảo Cô Lin có thêm diện tích để trồng rau xanh. Ảnh: ĐT

 

Nhà văn hóa đa năng ở các đảo chìm đều có khoảng sân rộng nên cán bộ, chiến sĩ ở các đảo cũng tận dụng làm nơi để trồng cây cảnh; tổ chức các hoạt động tập thể.

Tầng 2 của nhà văn hóa đa năng là các phòng nghỉ ngơi và làm việc của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo. Tầng 3 là hội trường, ngoài là nơi tổ chức các cuộc họp, đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa chung của cán bộ, chiến sĩ. Ở góc hội trường còn có tủ sách với nhiều đầu sách về pháp luật, văn hóa, lịch sử, tạp chí, báo… do các đoàn công tác ra thăm đảo trao tặng.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan B chơi bóng bàn trong Nhà văn hóa đa năng của đảo. Ảnh: Đ.T

 

Những ngôi nhà văn hóa đa năng không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ở các đảo chìm mà còn giúp các ngư dân ở nhiều tỉnh miền Trung nước ta ngày đêm bám biển, đánh bắt thủy sản có nơi trú ngụ mỗi khi bão về.

Từ khi được khánh thành và đưa vào hoạt động đến nay, những ngôi nhà văn hóa đa năng này đều được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ ở các đảo chìm gìn giữ và tận dụng tối đa công năng sử dụng. Những ngôi nhà văn hóa đa năng đang góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo và đóng góp xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, là điểm tựa giúp cán bộ, chiến sĩ cùng ngư dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến công tác tại Nhà giàn DK1
  • Kỷ niệm Lý Sơn
  • Chùm ảnh: Những người giữ đảo
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • Tự tình với biển
  • Thanh xuân gửi lại Trường Sa
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng- Kỳ III: Thiêng liêng lời thề giữa trùng khơi
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ II: “Hòn ngọc” xanh giữa biển Đông
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có 96 đơn vị hành chính cấp xã
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp ở cơ sở - những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by