• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Về vấn đề đổi mới hệ thống chính trị

18/09/2017 06:10

Khái niệm hệ thống chính trị được sử dụng từ Hội nghị TW6 khoá VI (tháng 3/1989), đó là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội mà qua đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Đảng ta khẳng định: Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trước đó chúng ta sử dụng phổ biến khái niệm chuyên chính vô sản, về thực chất hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau về bản chất chính trị, đó là đều nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân để hướng tới một nền dân chủ XHCN hoàn thiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội IV của Đảng nêu: Chuyên chính vô sản là quyền làm chủ của nhân dân lao động được thực hiện bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị hiện nay của chúng ta cũng đang được vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Khi sử dụng khái niệm chuyên chính vô sản Đảng ta muốn nhấn mạnh tính giai cấp của vấn đề, khi sử dụng khái niệm hệ thống chính trị thì ngoài tính chất giai cấp còn nhấn mạnh tính nhân dân, tính dân tộc của nó .

Mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị được quy định rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đó là: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”.

Như vậy, quan điểm rõ ràng của Đảng ta là coi việc hoàn thiện nền dân chủ XHCN đặt con người là vị trí trung tâm của sự phát triển, là một trong những nội dung trọng tâm của việc xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị, nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.

Dân chủ XHCN xét về mặt bản chất là một hình thức chính trị nhà nước của xã hội, thừa nhận quyền tự do dân chủ của công dân, và nhân dân là chủ thể của quyền lực, tự do dân chủ gắn liền với pháp luật pháp chế.

Dân chủ XHCN là quá trình kế thừa và phát triển liên tục của thành quả trí tuệ, giá trị của loài người, từ dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ nhân dân và đỉnh cao là dân chủ XHCN, cộng sản chủ nghĩa.

Đối với nước ta không trải qua dân chủ chủ nô (tuy nhiên dưới các triều đại phong kiến tiến bộ đều có thể hiện những quyền dân chủ của dân, như hội nghị Diên Hồng, hay các quy định tiến bộ dưới thời Hồng Đức...). Trong chế độ thực dân phong kiến chưa có dân chủ tư sản với những đặc trưng của nó, các nhà yêu nước đã tiếp cận và vận động dân chủ tư sản. Sau cuộc cách mạng mùa Thu vĩ đại, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng xây dựng và thực hiện dân chủ nhân dân, tiến lên dân chủ XHCN.

Bởi vậy, từng bước thiết lập, mở rộng dân chủ thích hợp là từng bước đi phù hợp với từng hoàn cảnh của các giai đoạn cách mạng, nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, đó cũng là một nội dung quan trọng của đổi mới hệ thống chính trị.

Các kỳ đại hội đều xác định: “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới của hệ thống chính trị” và “Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng Nhà nước và nhân dân... Xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế chính trị , văn hoá , xã hội.”...

Ở đây quan điểm của Đảng là hết sức rõ ràng, đổi mới hệ thống chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị mà là nhằm thực hiện dân chủ XHCN, cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống, kiện toàn về mặt tổ chức của nó, làm cho chế độ chính trị ở nước ta ngày càng vững mạnh, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất dân chủ XHCN.

Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nhằm thực hiện dân chủ XHCN không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, nói cách khác là nền dân chủ XHCN ở nước ta do Đảng lãnh đạo, đó cũng là nguyên tắc hiến định “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Hiến pháp năm 2013). Và như thế, dân chủ trong Đảng với dân chủ trong xã hội gắn bó với nhau không thể tách rời, và với tư cách là lực lượng lãnh đạo xã hội thì mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong Đảng, là điều kiện tiền đề để xây dựng, mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong xã hội.

Để phát huy dân chủ XHCN, Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã xác định các giải pháp, mà trước hết là coi trọng lợi ích của nhân dân, dựa trên ý kiến của nhân dân để hoạch định đường lối chính sách của Đảng, cũng như xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, đồng thời động viên tập hợp, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước quản lý xã hội, tham gia các công việc chung của đất nước trong các loại hình tổ chức thích hợp, được hưởng đầy đủ các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá xã hội. Mặt khác tạo điều kiện để nhân dân tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị của mình đến Nhà nước. Đây là quyền của công dân mà không phải là nghĩa vụ pháp lý, còn đối với Đảng và Nhà nước đó là trách nhiệm và là nghĩa vụ pháp lý nhằm tạo cơ chế tốt nhất để nhân dân thực hiện quyền này; đồng thời tôn trọng tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, đề xuất xác đáng của nhân dân để đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn phản ánh và thể hiện ý nguyện của nhân dân.

Tô Văn Tám

   

Các tin khác

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by