• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Sa Thầy: Cần sớm có giải pháp chống sạt lở bờ suối Đăk Sia

20/03/2025 06:01

Tình trạng sạt lở 2 bên bờ suối Đăk Sia ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đời sống và đất sản xuất của người dân ở các xã Sa Nhơn, Sa Nghĩa và thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy). UBND huyện Sa Thầy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn có biện pháp khắc phục tạm thời và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét có phương án khắc phục, nhưng đến nay mọi việc chưa được giải quyết dứt điểm.

Anh Tôn Long Thân (thôn Nghĩa Dũng, xã Sa Nghĩa) cho hay, sau trận mưa lớn năm 2019, nước suối Đăk Sia dâng cao, chảy xiết làm sạt lở đất vườn cà phê của gia đình anh. Cứ như thế, qua mỗi mùa mưa, nước lũ lại cuốn trôi thêm một ít diện tích đất của gia đình anh. Đến nay, vườn cà phê của gia đình anh đã bị sạt lở vào 300m2, nước cuốn trôi gần 30 cây cà phê 10 năm tuổi.

“Sau khi chúng tôi phản ánh tình trạng sạt lở bờ suối, chính quyền xã Sa Nghĩa đã huy động lực lượng làm các rọ đá nhằm ngăn chặn sạt lở. Tuy nhiên, mùa mưa đến, nước suối chảy mạnh, ngăn chỗ này nước lại phá làm sạt lở chỗ khác; tình trạng sạt lở 2 bên bờ suối Đăk Sia không được khắc phục triệt để. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã bày tỏ mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, sớm đầu tư tuyến kè kiên cố cho người dân yên tâm sản xuất, nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai” - anh Thân phản ánh.

Tình trạng sạt lở bờ suối Đăk Sia không chỉ cuốn trôi, làm mất đất canh tác, gây ảnh hưởng sản xuất của người dân, mà ở một số nơi, còn khoét sâu vào phần móng nhà của một số hộ dân trong khu vực, khiến người dân lo lắng.

Đoạn bờ suối Đăk Sia bị sạt lở. Ảnh: T.H

 

Ông Đỗ Văn Tâm (thôn Đức Lý, xã Sa Nhơn) cho biết, vào mùa mưa năm 2020, mưa lớn khiến nước từ thượng nguồn đổ về làm sạt lở bờ suối Đăk Sia và lấn sâu vào phần đất của gia đình.

Qua mỗi mùa mưa, bờ suối lại sạt lở thêm một ít, nước cuốn trôi đất đai, lấn sâu vào móng nhà bếp và chuồng heo của gia đình. Mấy năm nay, bờ suối lấn sâu vào đến sát móng nhà nên gia đình ông Tâm càng thêm lo lắng, nhất là vào mùa mưa bão.

Trong năm 2024, ở dọc 2 bên bờ suối Đăk Sia cũng đã xảy ra nhiều đợt sạt lở, cuốn trôi gần 3ha đất sản xuất của người dân trên địa bàn thị trấn Sa Thầy. Ngoài ra, thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ suối Đăk Sia đã lấn sát vào nhà ở của 4 hộ dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất của 10 hộ dân tại xã Sa Nhơn; cuốn trôi 1,2ha đất sản xuất của 14 hộ dân trên địa bàn xã Sa Nghĩa, trong đó có 0,61ha đất lúa và 0,65ha đất trồng cà phê.

Tình trạng sạt lở bờ suối Đăk Sia ngày càng lấn sâu cuốn trôi đất sản xuất của người dân. Ảnh: TH

 

Ông Nguyễn Minh Thuận- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Sa Thầy cho biết: Để khắc phục những thiệt hại do tình trạng sạt lở 2 bên bờ suối Đăk Sia gây ra, thời gian qua, UBND huyện Sa Thầy chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn- những nơi nằm trong vùng bị ảnh hưởng của tình trạng sạt lở, huy động lực lượng nạo vét bùn đất bồi lấp và khơi thông dòng chảy. Đồng thời, tiến hành kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và lập hồ sơ đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét, hỗ trợ theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND huyện Sa Thầy cũng đã kiến nghị tỉnh xem xét, đầu tư kinh phí xây dựng tuyến kè hai bên bờ suối Đăk Sia nhằm khắc phục tình trạng sạt lở. Dự án kè chống sạt lở suối Đăk Sia đoạn qua xã Sa Nhơn, Sa Nghĩa và thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy (giai đoạn 1) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 9/7/2021.

Dự án có quy mô đầu tư xây dựng tuyến kè với chiều dài khoảng 4.900m (mỗi bên 2.450m) với tổng mức đầu tư khoảng 77 tỷ đồng, thực hiện trong 3 năm kể từ năm 2022.

“Tuy nhiên, đến nay dự án xây dựng tuyến kè chống sạt lở 2 bên bờ suối Đăk Sia đã tạm dừng triển khai, do chưa cân đối, bố trí được nguồn vốn. Để bảo vệ nhà cửa, đất sản xuất và cây trồng của người dân, trong thời gian tới, huyện Sa Thầy tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền quan tâm xem xét bố trí kinh phí để tiếp tục triển khai dự án này”- ông Thuận cho biết thêm.   

Trần Hướng

   

Các tin khác

  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by