• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Nhà báo có “nói thêm”?

21/06/2024 06:14

Không biết từ bao giờ trong dân gian lưu truyền câu nói vui: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm”. Nhưng nhiều khi có những suy nghĩ và việc làm khiến câu nói ấy không còn vui chút nào, với cả nhà báo và độc giả.

Có người cho rằng, câu nói trên đúng là cách nói vui như một sự cảm thông với những người làm nghề này, vì văn chương thường hư cấu, còn báo chí phải “nói thêm” để làm sao diễn đạt thông tin cho lưu loát, cho dễ hiểu.

Nhưng cũng có người, không biết vì lý do gì, lại thành kiến cho rằng, câu nói ấy mang hàm ý cả nhà văn và nhà báo đều viết không đúng sự thật. Nhà văn thì “nói không thành có”, còn nhà báo thì chuyện thế này lại nói ra thế kia, hoặc chuyện chỉ bằng “cái chén” lại thêm thắt vào thành “cái mâm”.

Là nhà báo, tôi từng gặp cả hai luồng suy nghĩ này. Có người cảm thông, chia sẻ với nghề báo thì khi nói ra câu này bao giờ cũng bằng ngữ âm, ngữ điệu hàm ý vui. Và rồi, vừa nói vui họ còn vừa giải thích, nhà báo phải “nói thêm” như vậy thì mới có bài báo hay, chứ cứ tả thực quá đâm ra thô cứng, bài báo không trơn tru, mạch lạc. Và nhà báo có “nói thêm” gì thì nói miễn là tôn trọng sự thật, không bóp méo, làm sai lệch vấn đề là được.

Phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: SC

 

Còn những người không cảm thông vì một lý do gì đó thì lại thốt ra câu nói ấy với một chất giọng hằn học, hoặc không thiện cảm mỗi khi gặp nhà báo. Có lần, tôi đã bị một người đàn ông dự định sẽ phỏng vấn cho bài viết của mình thì bị phản ứng: “Nhà báo phải viết cho đúng, chứ đừng có thêm thắt lung tung nhé”.

Nghe vậy, tôi hỏi lại ngay: “Thế đã bao giờ anh thấy em thêm thắt lung tung khi viết bài chưa”. Thấy tôi có phản ứng lại, dường như anh cũng chợt nhận ra thái độ của mình không đúng, nên dịu giọng trải lòng mình: Đúng là nói vậy thì có vẻ như tôi đã “vơ đũa cả nắm”, vì nghề nào cũng có người này người kia, không ai giống ai. Tôi cũng từng bị ảnh hưởng bởi một người làm báo thích thêm thắt”.

Theo lời anh kể thì, đã có nhà báo từng phỏng vấn anh. Lúc trả lời phỏng vấn, anh đã phản ánh đúng thu nhập hàng năm của gia đình mình khoảng trăm triệu đồng, nhưng khi bài báo đăng lên thì con số này tăng lên vài lần. Khi báo đăng, anh nghe mọi người gọi điện khen nên tìm đọc và giật mình trước nội dung phỏng vấn không đúng. Anh thấy xấu hổ với hàng xóm, bạn bè, bà con họ hàng, nên gọi điện trách móc nhà báo. Bởi anh nói, thật ra, lúc ấy anh chỉ mới khởi nghiệp thôi, chưa xứng đáng là gương điển hình để viết báo, mà nhà báo vẫn nằng nặc đòi phỏng vấn, rồi “đôn” mức thu nhập của anh lên, làm cho có người nói anh khoác lác.

Anh bảo, mình làm ăn ra sao, bà con biết cả, nên phải nói cho chính xác, không thể nói thêm như vậy được, người ta cười cho.

Tôi nghe anh phàn nàn mà thấy đồng cảm, cũng hết giận anh. Và dù là việc của phóng viên nào đó nhưng qua đây cũng là một bài học cho những nhà báo, nên “nói thêm” ở chỗ nào và tuyệt đối không nên “nói thêm” ở chỗ nào trong bài viết của mình.

Tôi thừa nhận rằng, một người viết báo, nếu không “nói thêm” thì rất khó để mà diễn đạt lưu loát, trôi chảy. Nhưng “nói thêm” phải trong khuôn khổ cho phép, chứ không phải muốn nói gì thì nói. Không thể nhân vật A chỉ làm kinh tế ở mức bình thường mà khi viết báo lại đôn lên cho anh ấy là một người làm kinh tế giỏi, trở thành gương điển hình được.

Và dù có “nói thêm” như thế nào thì phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Tránh trường hợp cố tình “nói thêm” để rồi chính người viết có những suy diễn mang tính cảm tính, chủ quan của riêng mình, làm sai lệch vấn đề, gây ức chế cho người đọc.

Phóng viên Báo Kon Tum tác nghiệp. Ảnh: SC

 

Nguyên tắc của báo chí là phản ánh khách quan, đúng sự thật. Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định nghĩa vụ của nhà báo là phải thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm. Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật. Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật. Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam có ghi rõ là phải hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; bảo vệ công lý và lẽ phải; không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, bên cạnh những tờ báo rất nghiêm túc trong đăng tải tin, bài, thì cũng không thể phủ nhận, đâu đó vẫn còn tình trạng có bài báo giật tít, câu like, câu view nhằm cuốn hút độc giả; thậm chí có những bài báo đưa tin, giật tít kiểu mập mờ để gây tò mò cho độc giả. Thường thì “một con sâu làm rầu nồi canh” nên việc độc giả hoang mang, ngại tiếp xúc, trả lời phỏng vấn với nhà báo nói chung là điều dễ hiểu.

Trong thời đại công nghệ số, hơn ai hết, nhà báo phải giữ cho mình có một cái tâm trong sáng; tác nghiệp, hành nghề phải trung thực, khách quan, theo đúng tôn chỉ, mục đích tờ báo, chấp hành nghiêm Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Và đối với độc giả, điều quan trọng là phải thật tỉnh táo trong quá trình dung nạp thông tin, đừng bị cuốn vào những thông tin giật gân, câu like, câu view.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by