khu vực ngã ba biên giới bị chiến tranh tàn phá nặng nề ngày nào nay đã trở thành vùng kinh tế năng động với những rừng cao su, cà phê xanh ngút mắt, những thị tứ, thị trấn sầm uất...
Năm 2004, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei đã phát triển được 95,8ha cà phê; mới đây, chính quyền xã có chủ trương trồng thêm 15ha cà phê catimo cho 126 hộ nghèo.
Qua 4 năm triển khai, xã Măng Cành đã có gần 30ha tre lấy măng. Chăm sóc tốt, sau 2 năm tuổi, mỗi cây tre cho thu hoạch từ 15–20kg măng/năm, với giá bán 15.000 đồng/kg thì 1 ha (mật độ 25 gốc/sào) cho thu nhập từ 50 – 75triệu đồng/năm.
3 giống lúa thơm RVT, HT9, nàng hoa 9 là những giống lúa có chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, năng suất ổn định...
Trước nhu cầu của thị trường về nguồn cung bò thịt ngày càng cao, giá trị của đàn bò được nâng lên, nông dân huyện Sa Thầy từng bước chú trọng đầu tư mở rộng đàn bò cả về số lượng và chất lượng...
Để phục vụ công tác thi công đường dây 220kV Pleiku-Kon Tum, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung sẽ tiến hành cắt điện đường dây 110 kV Pleiku-Kon Tum trong khoảng thời gian từ 22h ngày 7/11/2014 đến 18h30 ngày 8/11/2014; từ 4h30-14h ngày 9/11/2014.
Theo kế hoạch, đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum (từ thành phố Kon Tum đến xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô) sẽ hoàn thành trong tháng 9/2015. Tuy nhiên, chủ đầu tư là Sở GTVT đang đặt ra quyết tâm sẽ hoàn thành công trình trước thời hạn 3 tháng, tức tháng 6/2015…
Hoa Măng Đen được nhiều người biết đến bởi hoa đẹp, bông to, nhiều chủng loại, lâu tàn… Hoa Măng Đen không chỉ cung cấp lượng hoa cho Kon Tum, mà còn vươn xa đến các tỉnh Gia Lai, Quảng Ngãi…
Những năm qua, làng Đăk Dế đã vận động, kêu gọi người dân trong làng không chặt phá rừng bừa bãi, đồng thời khuyến khích trồng mới diện tích rừng. Nhờ vậy, Đăk Dế luôn là làng điểm trong công tác bảo vệ rừng ở Đăk Tô.
Heo rừng rất tạp ăn nhưng một ngày chỉ cần cho heo ăn cám vào 2 lần: sáng, tối. Còn thời gian trong ngày, heo tự đi kiếm rau, cỏ, củ, quả trong vườn ăn thêm nên việc chăn nuôi rất nhàn
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh đạt tương đối khá (bình quân cho cả giai đoạn 2011-2013 đạt 13,4%/năm và năm 2014 ước đạt 12,62%); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,3 triệu đồng năm 2010 lên 25,35 triệu đồng năm 2013; tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng từ 56,9% năm 2011 lên 68,31% năm 2013...
Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020 đã xác định giai đoạn 2016-2020 “Xây dựng, phát triển thêm ngành hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch (du lịch sinh thái) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm du lịch sinh thái Măng Đen trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh”.
Chỉ còn vài tuần nữa, nông dân sẽ bước vào vụ thu hoạch cà phê mới và không khí chuẩn bị vào vụ có phần rộn ràng hơn, phấn khởi hơn các năm trước vì hiện tại giá cà phê đang ở mức khá cao…
Nằm ở khu vực biên giới, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) có 87,9% số hộ là đồng bào DTTS, cơ sở hạ tầng và đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh việc xây dựng nông mới, xã đã huy động sức dân đột phá vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì vậy, tính đến nay, xã đã đạt được 10 tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt chuẩn.
Đề án phát triển cao su tiểu điền và chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nhận thức rõ thực trạng giá mủ cao su thấp hiện nay để họ yên tâm, không tự ý chặt phá vườn cây cao su để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác; đồng thời tiếp tục hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống để khuyến khích người dân trồng dặm, chăm sóc và giữ vườn cao su...
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và Trung tâm Dạy nghề Măng Đen, đến nay, người dân xã Hiếu (huyện Kon Plông) đã trồng được 48.300 cây cà phê xứ lạnh catimo với tổng diện tích là 9,2ha, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Sau 5 năm triển khai thực hiện (từ năm 2009), Nghị quyết 30a của Chính phủ đã góp phần quan trọng, là nguồn lực thúc đẩy quá trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo của tỉnh. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước đã giúp người dân các huyện nghèo có cơ hội mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.