Trong thời buổi “tất đất tấc vàng”, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh vẫn bỏ qua lợi ích cá nhân, tự nguyện hiến cả nghìn mét vuông đất để làm đường, xây cầu. Nhờ đó, đường được mở rộng, cầu được xây dựng nhanh góp phần cho đô thị trở nên văn minh, vùng nông thôn trở nên khang trang.
Làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) vừa được UBND tỉnh công nhận là làng du lịch cộng đồng. Được bao quanh năm ngọn núi, làng lọt thỏm giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ và nên thơ. Tận dụng lợi thế đó, đồng bào dân tộc Xơ Đăng nơi đây đã và đang xây dựng ngôi làng mình mang những nét độc đáo riêng có mà hiếm nơi nào có được.
Với trẻ em các DTTS, được đến trường học chữ, nô đùa với nhau, chơi những trò chơi tự chế bằng những vật liệu sẵn có; đôi khi là được cưỡi trâu, cùng tắm mưa, cùng đi bắt cá là niềm hạnh phúc.
Tuổi thơ luôn là những ký ức đẹp trong mỗi chúng ta. Với thiếu nhi ở thôn, làng Tây Nguyên, tuổi thơ đẹp là những lần cùng bố mẹ lên rẫy, được nối vòng xoang trong ngày hội làng… Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Báo Kon Tum xin giới thiệu đến độc giả khoảnh khắc TUỔI THƠ VÙNG CAO của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Huy Đằng.
Chừng vài chục năm trước, trong cơn nghèo khó và nhận thức chưa đúng, đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) đã chặt hạ nhiều cánh rừng làm rẫy, khiến rừng mất dần trước mắt những con người vùng cao. Mãi cho đến khi chật vật tìm kiếm từng cây gỗ để làm nhà, dựng nhà rông thì dân làng mới chợt nhận ra rừng không còn. Và rồi, được cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động, đồng bào Xơ Đăng nơi đây dần thay đổi nếp nghĩ, họ không còn phá rừng, mà ra sức bảo vệ, miệt mài trồng rừng, tái tạo nhiều vùng đồi hoang hóa lên xanh.
Nằm nép mình bên kia sông Đăk Bla thơ mộng, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) mang một dáng vẻ yên bình, hấp dẫn, với những làng đồng bào DTTS hiền hòa, nơi có những nếp nhà cổ, ruộng vườn xanh mát.
Trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn, Lê Thị Khánh Ly (thôn Trung Nghĩa Đông, xã Kroong, thành phố Kon Tum) đã tự thân lập nghiệp khi mới 23 tuổi và mạnh dạn tìm lối đi riêng cho chính mình.
Những ngày này, bà con nông dân thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) đang phấn khởi bước vào thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân. Nhờ mạnh dạn đưa các giống lúa mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng lúa cao hơn các vụ trước.
Liên thác Ya Tri (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) là hệ thống thác gồm các thác ở suối Ya Tri, Ya Tri 1, Ya Tri 2 chảy giữa một bên là rừng nguyên sinh và một bên là rẫy của dân. Nhiều thác trong hệ thống các thác ở đây đẹp đến ngỡ ngàng, làm say đắm lòng người.
Nằm bao bọc quanh năm ngọn núi, làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) lọt thỏm giữa bao la thiên nhiên hùng vĩ đẹp và thơ mộng. Tận dụng lợi thế đó, đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã và đang xây dựng ngôi làng mình mang những nét độc đáo riêng có mà hiếm nơi nào có được.
Khu hệ chim Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phân bố ở nhiều sinh cảnh khác nhau khắp mọi miền đất nước. Theo hệ thống phân loại mới của Hội nghiên cứu Chim thế giới, đến nay, nước ta có tổng số 918 loài chim được ghi nhận, thuộc 24 bộ và 101 họ. Riêng tỉnh Kon Tum, với hệ sinh thái đa dạng, diện tích che phủ của rừng tự nhiên lớn, đây là nơi sinh sống của hơn 234 loài chim, trong đó có nhiều loài đặc hữu, cận đặc hữu quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ trước tình hình biến đổi khí hậu, môi trường sống bị thu hẹp do nạn phá rừng, nạn săn bắt, nuôi nhốt trái quy định.
Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Két (dân tộc Giẻ Triêng, thôn Đăk Si, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm như là cách để bà bầu bạn, thể hiện tấm lòng, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.
Nằm cách thị trấn Măng Đen khoảng 40km, làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) hiện có hơn 63 hộ với khoảng 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Điểm khác biệt của Vi Rơ Ngheo, đó là ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; bảo vệ môi trường tự nhiên rất cao của cộng đồng nơi đây. Từng ngôi nhà, con suối, khu rừng già ven làng được người dân gìn giữ, bảo vệ và chăm chút nhằm tô thêm nét đẹp cho làng.
Góp phần cho đô thị Kon Tum ngày càng xanh - sạch - đẹp, những công nhân môi trường đô thị đang ngày đêm làm việc cần mẫn thu gom rác thải, cắt tỉa, chăm sóc cây xanh bất kể nắng mưa. Công việc của họ càng trở nên vất vả hơn khi mùa mưa đến.
Với thời tiết lý tưởng, mát mẻ, lại có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác, hồ, rừng thông vi vu gió ngàn và cùng với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc mang đậm đà bản sắc dân tộc được huyện Kon Plông tổ chức đã thu hút khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ đầu tiên Măng Đen đã thu hút khoảng hơn 30.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều nhất là du khách ở các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai...
Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị ở cơ sở và sự nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo nông thôn ở xã biên giới Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp toàn diện, đời sống của người dân được nâng cao mọi mặt.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.