Là huyện miền núi, trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Đăk Tô đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp quan tâm hỗ trợ hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Trong đó, địa phương đặc biệt chú trọng phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ sản xuất cho người dân.
Không để học sinh phải bỏ thi vì khó khăn về các điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại, UBND các huyện, thành phố Kon Tum đã chủ động phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo hỗ trợ gần 270 triệu đồng cho 881 thí sinh DTTS, thí sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Đến thời điểm hiện tại, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, sẵn sàng bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 diễn ra từ ngày 25-27/6.
Tôi không nhớ hết bản thân mình đã có bao nhiêu chuyến đi được thực hiện (hoặc phải thực hiện) vào đúng ngày 21/6. Và thay vì hoa hồng, là nhiều giờ leo đồi, lội suối hay ở một thôn, làng nào đó để tác nghiệp.
Mới đó mà đã 1 năm, ngày tôi rời xa giảng đường đại học, để bước vào thử sức với nghề làm báo tại Báo Kon Tum. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu bước đến cơ quan. Từ một khoảng sân trống, tôi phóng rộng tầm mắt bao quát toàn bộ khuôn viên mà tự nhủ “vậy là mình đã trở thành một phóng viên, đây sẽ là nơi mình gắn bó, làm việc, điểm xuất phát của một cuộc hành trình mới”.
Ngày 21/6, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3), Công ty 78, 732, Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15), Chi nhánh Viettel Kon Tum tổ chức sơ kết công tác dân vận theo chương trình phối hợp số 2075 giữa Ban Dân vận Trung ương và Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021.
“Cuộc đời là những chuyến đi”, quanh năm suốt tháng rong ruổi trên những cung đường, đến nhiều địa phương, gặp gỡ, lắng nghe, góp nhặt, tìm kiếm tư liệu cho những bài báo, phản ánh “hơi thở cuộc sống”. Đó là công việc, là nhiệm vụ và là cả niềm hạnh phúc của những người làm báo.
Thời đại cách mạng công nghệ số 4.0, các mạng xã hội như facebook, zalo, instagram, youtube... không ngừng phát triển và không có giới hạn về không gian, thời gian. Với không ít nhà báo, đây là một kênh thông tin để khai thác. Tuy nhiên, đã có không ít chuyện bi, hài quanh việc lần theo nguồn tin từ mạng xã hội…, đòi hỏi người làm báo với trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp phải có sự tỉnh táo “gạn đục khơi trong”...
Tiếng còi tàu TS08 của Vùng II Hải quân hú lên ba tiếng dài càng khiến cho chúng tôi - những nhà báo trong cả nước càng thêm háo hức với chuyến ra thăm cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 03 cơ quan báo chí địa phương, đó là Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình, Tạp chí Văn nghệ Kon Tum. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý của UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí, báo chí địa phương đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân.
“Chủ động” và “nhạy bén” là hai yếu tố không thể thiếu đối với báo chí cách mạng. Nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các mạng xã hội thì việc “chủ động” và “nhạy bén” của báo chí cách mạng càng được nâng cao hơn.
Hơn 2 năm chân ướt chân ráo vào Báo Kon Tum, điều đọng lại trong tôi, một người tốt nghiệp ngành Luật, đó là: nghề báo không phải dễ dàng. Không dễ vì trái ngành nên thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và cả vì yêu cầu cường độ làm việc rất cao… khiến tôi nhiều lúc tưởng chừng như không vượt qua được. Nhưng chính trong những thời điểm ấy, bên cạnh tôi luôn có các cô, các chú, các anh, các chị động viên, giúp đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh giúp tôi bước tiếp cùng nghề.
Đây là tên một chương trình do Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Kon Tum thực hiện, phát trên sóng KRT. Bằng chính sự ghi nhận chân thực và gần gũi, chương trình mong góp thêm một tiếng lòng đồng cảm và sẻ chia khó khăn, thiếu thốn với những mảnh đời kém may mắn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; truyền thêm ngọn lửa yêu thương để mọi người cùng vượt qua gian nan, thử thách, vươn lên trong cuộc sống.
Đến tháng sáu này, với tôi cũng vừa tròn 23 năm gắn bó với công việc ở Tòa soạn Báo Kon Tum. 23 năm ấy biết bao tình cảm thân thương với nghề, với công việc “bếp núc”, hậu kỳ của một tờ báo. Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi xin được chia sẻ một chút cảm xúc về nghề, về công việc mà mình đã gắn bó.
Tôi biết anh Lê Văn Thiềng cách đây gần 44 năm (1975). Ngày ấy, bố tôi làm Đội trưởng đội sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp ở quê, thuộc xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định). Bố tôi được cấp phát không thu tiền một tờ báo Nam Hà (sau này là Báo Hà Nam Ninh). Là học sinh nhưng tôi rất thích đọc báo. Trong tờ báo của quê tôi thời đó có một cái tên tác giả ký dưới mỗi bài báo làm tôi tò mò chú ý vì là người cùng quê: Lê Văn Thiềng (Ý Yên). Các bài anh viết hầu hết là phản ánh về huyện Ý Yên, thường là thể loại ghi chép và mỗi bài anh hay “chua” một khổ thơ nên đọc rất thích thú.
Gần 30 năm làm phóng viên, nghề nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người trong xã hội và đọng lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Để có được tác phẩm báo chí hay, phóng viên phải trải qua cả một quá trình, từ ấp ủ ý tưởng, xây dựng đề cương, đi thực tế thu thập thông tin và “nhốt mình” trong một không gian, thời gian nhất định để định hình, “nhào nặn” nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để tác phẩm có chất lượng cao, được đông đảo độc giả đón nhận thì vai trò của người biên tập viên rất quan trọng.
Những ngày này, không khí chuẩn bị cho ngày Đại hội đại biểu các DTTS huyện Kon Rẫy lần III năm 2019 diễn ra khẩn trương. Nhìn lại quá trình 5 năm, kể từ khi diễn ra Đại hội lần II (2014-2018) đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy đã có nhiều sự thay đổi tích cực: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố; niềm tin, sự phấn khởi, kỳ vọng của đồng bào DTTS vào chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ngày càng được nâng cao…
Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tìm hiểu, đăng ký xuất khẩu lao động ngoài nước đang có chiều hướng gia tăng. Để giúp người dân có thêm thông tin hữu ích về các thủ tục pháp lý, cũng như tránh được những “chiếc bẫy” lừa đảo, môi giới ở lĩnh vực này, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tích cực về hỗ trợ lao động địa phương.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.