Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2025, ngày 7/9/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 2425/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch xác định 19 mục tiêu cụ thể thuộc các nhóm chỉ tiêu cần đạt được đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và 2025.
Vận động và hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã xác định. Do đó, trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ được tiếp cận các nguồn vốn vay để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Được đánh giá là một trong những điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, anh A Vương (30 tuổi) - Thôn trưởng thôn Đăk Ne (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) luôn nói đi đôi với làm, gương mẫu trong phát triển kinh tế gia đình và vận động, hướng dẫn bà con trong thôn cùng làm theo.
Sinh ra và lớn lên ở thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), từ nhỏ, anh A Thi (35 tuổi, người Rơ Ngao) đã quen với nương rẫy. Thế nhưng, khác với nhiều hộ dân trong vùng, anh luôn nhận thức được một điều rằng: Nếu chỉ dừng lại ở phương thức canh tác "phát, đốt, chọc, trỉa" thì năng suất cây trồng không cao, cái nghèo cứ mãi đeo bám. Vì vậy, sau khi lập gia đình, A Thi đã mạnh dạn làm giàu ngay chính trên quê hương mình bằng mô hình sản xuất đa cây, con và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Vì cuộc sống mưu sinh, những người từ làng quê xứ Huế tạm rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình để cùng vào lập nghiệp trên đất Kon Tum. Họ sống quây quần, đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn giữa lòng “phố núi” và luôn giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp…
Để giúp hội viên, phụ nữ không rơi vào bẫy “tín dụng đen”, các cấp Hội Phụ nữ đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của chị em về vấn nạn này; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức, vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Các cấp hội cũng tăng cường định hướng cho hội viên phụ nữ phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
Sáng 4/7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai công tác lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới…
Ngày 4/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh (nhiệm kỳ 2018-2023) tổ chức Hội nghị lần thứ 4 nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018-2023.
Cơ quan Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ngọc Hồi có một mình Thượng úy Hoàng Thị Đào là nữ quân nhân, biên chế nhân viên làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ lại kiêm thủ quỹ cơ quan. Là người phụ nữ công tác trong quân đội, Thượng úy Hoàng Thị Đào luôn biết sắp xếp thời gian khoa học để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa chăm lo chu toàn công việc gia đình.
Thực hiện phong trào “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ năm 2010 đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng tích cực tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng vùng biên ngày một phát triển.
Chiều 2/7, Công an tỉnh tổ chức Lễ thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương năm 2019 cho các đồng chí trong toàn lực lượng trên địa bàn tỉnh. Đại tá Nguyễn Công Văn - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.
Sáng 2/7, tại Trung đoàn Bộ binh 990, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao Thể dục thể thao quốc phòng trong lực lượng vũ trang tỉnh năm 2019. Tham dự hội thao có gần 400 vận động viên đến từ các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch đã tăng cường xâm nhập, tác động, hướng lái truyền thông Việt Nam theo ý đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vì lĩnh vực này tác động lớn đến đời sống xã hội, cơ quan quản lý nhà nước lại khó kiểm soát. Chúng tận dụng tối đa tiềm lực và sức mạnh của báo chí, truyền thông bên ngoài, mạng xã hội để “lấn át” báo chí, truyền thông trong nước; tiếp cận, mời chào, lôi kéo giới báo chí truyền thông Việt Nam, tác động “chuyển hóa” họ xa dần tôn chỉ, mục đích và định hướng báo chí của Đảng, chạy theo xu hướng thương mại.
Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh về thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Hàng năm, UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), trong đó trọng tâm là cải cách TTHC nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các TTHC tại UBND cấp xã, phường, thành phố.
Ngay sau khi có Chỉ thị số 788-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” (gọi tắt là Cuộc vận động 788) gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (nay là Chỉ thị 05), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và xây dựng các kế hoạch chỉ đạo cấp ủy Đảng trực thuộc và Đảng ủy Quân sự các huyện, thành phố thực hiện.
Theo thống kê của ngành Y tế tỉnh, trong những năm qua, tỷ lệ các bà mẹ mang thai sinh con tại nhà từng bước giảm, từ 31,6% (năm 2010) xuống còn 23,2% (năm 2018). Tuy nhiên, tỷ lệ các bà mẹ DTTS mang thai sinh con tại nhà vẫn còn cao. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn tỉnh có 7.953 bà mẹ DTTS mang thai, nhưng có đến 2.755 bà mẹ sinh con tại nhà, chiếm tỷ lệ 34,6%.
Ngày 28/6, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đăk Glei tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VI, giai đoạn 2014 - 2019.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.