Hiện nay, tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực với phụ nữ vẫn là vấn đề nan giải. Do đó, việc ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ quyền của phụ nữ, xây dựng xã hội văn minh, phát triển.
Những năm qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học đã được huyện Kon Rẫy quan tâm thực hiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong công tác hội và phong trào nông dân gắn liền với đời sống và sản xuất của hội viên. Qua nhiều chương trình, hoạt động đã góp phần quan tâm, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng công tác hội.
Không ngừng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, trong năm 2024, tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh thực hiện tốt vai trò xung kích nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, địa bàn, xây dựng đơn vị; phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, trên khu vực biên giới.
Sáng 23/11, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), Công an tỉnh Kon Tum phối hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum (VietinBank Kon Tum) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại trụ sở ngân hàng.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Từ nay đến thời điểm quy định chính thức đi vào cuộc sống không còn dài (chỉ khoảng 2 tháng), làm sao để mỗi người dân thay đổi thói quen, dần hình thành nền nếp có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Lời cảm ơn hay lời xin lỗi là một nét văn hóa đẹp trong ứng xử. Với con trẻ, việc dạy con biết nói lời xin lỗi khi mắc phải lỗi lầm là điều cực kỳ quan trọng góp phần hình thành nhân cách của trẻ.
Hội Nhà báo tỉnh và Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh vừa kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng nhà cho 2 hộ nghèo thôn Đăk Trăng, xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông.
Thời gian qua,UBND huyện Sa Thầy chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương của huyện đẩy mạnh triển khai các nội dung của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động (viết tắt là Phong trào) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội và “không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Hơn 2 năm trở lại đây, công việc trên bục giảng của nhiều giáo viên tại huyện biên giới Sa Thầy thêm phần thú vị với lớp học xóa mù chữ. Dù có không ít gian nan do rào cản về ngôn ngữ, tuổi tác, song các thầy cô đã góp phần thắp sáng ước mơ giản dị biết đọc, biết viết của nhiều người.
Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện dạy học, ngành giáo dục huyện Kon Rẫy còn quan tâm bồi dưỡng, phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên người DTTS yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, trong những năm qua, Phân hiệu Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) tỉnh tại huyện Ia H’Drai không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng hiện đang tập trung nỗ lực thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, từng bước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 29 (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đề ra. Trong đó, để thực hiện thành công đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng vai trò quyết định, đòi hỏi không chỉ đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Những năm học qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sáng về thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thông qua đó, đội ngũ giáo viên ý thức sâu sắc hơn về vai trò và trách nhiệm của mình để nêu gương sáng cho học sinh noi theo.
Tôi trăn trở rất nhiều khi đọc dòng trạng thái của một người bạn làm giáo viên “Tôi ước một ngày giáo viên được quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần”. Là bạn thân, hơn ai hết, tôi hiểu được vì sao một giáo viên có thâm niên gần 30 năm gắn bó với nghề như anh lại có ước mong như vậy.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.